Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Bài giảng thực hành SPSS: kiểm định các dạng mô hình nghiên cứu - Bài 1

Giới thiệu:
Bài giảng thực hành SPSS -  kiểm định các dạng mô hình nghiên cứu là bài giảng hỗ trợ chuyên đề "Phương pháp Nghiên cứu Khoa học" áp dụng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành QTKD, TM, Kế toán.

Chuỗi bài giảng này gồm 2 bài. Bài thứ 1 gồm các nội dung chính như đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo lường trong mô hình nghiên cứu. Bài thứ 2 gồm các nội dung liên quan đến kiểm định mô hình nghiên cứu. Trong bài 2, tôi đưa một số phép kiểm định mô hình phức tạp liên quan đến biến trung gian, biến điều tiết và biến kiểm soát.

Qui trình phân tích này được áp dụng cho tất cả các luận văn, luận án, bài báo khoa học theo hướng nghiên cứu định lượng mà chúng ta thường gặp.
Bài 1: Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo
Giả sử chúng ta có mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình nghiên cứu đề xuất:




Đây là mô hình hết sức phức tạp. Vai trò các biến trong mô hình như sau:
Biến độc lập: CSR, QWL, FAIR, COM 
Biến phụ thuộc: SAT 
Biến độc lập & phụ thuộc: COM
Biến điều tiết: QWL, GTINH
Biến kiểm soát: Nhóm tuổi, loại hình kinh doanh 
Biến trung gian: COM



Bài 2 sẽ xem xét chi tiết vai trò các biến này. Trước hết, ta phải đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo trong mô hình.

1. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo trong mô hình:
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, hệ số Cronbach Alpha được sử dụng với chuẩn đánh giá dựa theo qui tắc kinh nghiệm của Nunnally&Bernstein(1994). Các thang đo CSR, FAIR, COM, QWL và SAT đều có hệ số Cronbach Alpha tính toán trong khoảng [0.75 đến 0.95] và hệ số tương quan Biến – Tổng hiệu chỉnh đều lớn hơn 0.3. Như vậy, các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy để tiến hành các phân tích tiếp theo. 


Bảng 1: Các hệ số  thống kê Biến - Tổng
Thang đo
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan Biến - Tổng hiệu chỉnh
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach's Alpha
Thang đo CSR (CSR1 đến CSR8)
0.82
CSR1 Công ty tôi đang làm luôn nỗ lực tạo thêm công việc làm mới
XXX
44.879
0.35
0.83

CSR2 Công ty tôi đang làm là nơi làm việc tốt
35.69
XXX
0.54
0.80
CSR3 Công ty tôi đang làm đối xử công bằng với nhân viên của mình
36.12
40.160
XXX
0.80
CSR4 Công ty tôi đang làm có sản phẩm/dịch vụ đạt chuẩn chất lượng
35.32
42.717
0.55
XXX
CSR5 Công ty tôi đang làm là công ty có trách nhiệm với khách hàng
34.97
42.732
XXX
0.79
CSR6 Công ty tôi đang làm tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường
35.13
XXX
0.56
0.80
CSR7 Công ty tôi đang làm sẵn sàng hy sinh lợi nhuận cho môi trường sạch
XXX
42.329
0.54
0.80
CSR8 Nhìn chung, công ty tôi đang làm là công ty có trách nhiệm với xã hội
35.66
XXX
0.63
0.79
Thang đo FAIR( FAIR1 đến FAIR3)
0.89
FAIR1 Khi làm việc cho công ty, tôi chưa bao giờ thấy mình bị đối xử bất công tại công ty
9.51
8.15
XXX
0.83

FAIR2 Khi phải làm thêm giờ hoặc công việc khó nhọc, tôi đều được đền bù thỏa đáng
9.44
8.12
0.78
XXX
FAIR3 Nhìn chung, tôi cảm thấy mình không bị lợi dụng khi làm việc cho công ty tôi đang làm
9.19
8.62
XXX
0.86
Thang đo COM(COM1 đến COM3)
0.84
COM1 Tôi rất hạnh phúc làm việc cho công ty đến cuối đời
14.46
XXX
0.64
0.81

COM2 Khi công ty gặp sự cố nào đó, tôi thấy đó như là sự cố của chính bản thân tôi
XXX
14.44
0.60
0.82
COM3 Tôi cảm thấy hãnh diện được là một thành viên của công ty
13.52
XXX
0.77
0.75
COM4 Tôi cảm thấy mình luôn gắn kết với công ty
13.62
14.79
XXX
0.79
Thang đo SAT( SAT1 đến SAT3)
0.93
SAT1 Tôi hoàn toàn hài lòng với công ty tôi đang làm
9.84
10.22
0.80
XXX

SAT2 Tôi sẽ giới thiệu bạn bè tôi làm việc cho công ty nếu có cơ hội
9.79
8.13
XXX
0.86
SAT3 Quyết định làm việc tại công ty của tôi là một quyết định đúng đắn
9.68
XXX
0.88
0.88
Thang đo QWL(QWL1 đến QWL10)
0.83
QWL1 Đối với tôi, môi trường làm việc của tôi tại công ty không có hại cho sức khỏe
XXX
78.49
0.36
0.83

QWL2 Công ty tôi cung cấp cho tôi điều kiện tốt về y tế
44.70
XXX
0.50
0.81
QWL3 Tôi hài lòng với thu nhập của tôi tại công ty
45.24
72.52
XXX
0.81
QWL4 Đối với tôi, công việc hiện tại của tôi tại công ty đảm bảo cho cuộc sống của tôi
45.18
72.32
0.56
XXX
QWL5 Tôi có bạn bè tốt tại công ty
44.18
80.67
XXX
0.83
QWL6 Sau làm việc, tôi có đủ thời gian để giải trí
44.46
XXX
0.32
0.83
QWL7 Tôi được tôn trọng tại công ty
XXX
75.56
0.60
0.81
QWL8 Công việc của tôi giúp tôi thể hiện hết khả năng của mình
44.89
XXX
0.66
0.80
QWL9 Công việc tôi đang làm giúp tôi nâng cao chuyên môn của mình
44.69
72.30
XXX
0.80
QWL10 Công việc tôi đang làm giúp tôi phát huy tính sáng tạo
44.89
71.91
0.62
XXX

2. Đánh giá giá trị các thang đo
Tất cả các thang đo có trong mô hình được đưa vào đánh giá EFA đồng thời với phương pháp trích Principal Component kết hợp phép xuay Varimax. Tiêu chí đánh giá dựa vào trọng số nhân tố và tổng phương sai trích (>50%) 
Sau khi loại lần lượt các biến không đạt yêu cầu về trọng số nhân tố (λi phải > 0.5(Nguyễn,2013,trang 419) có cân nhắc về giá trị nội dung cũng như giá trị hội tụ và phân biệt của từng biến quan sát, bảng EFA cuối cùng được trình bày như ở bảng 2. Sau khi chạy EFA, nhân tố “sự hài lòng” gom lại gồm các biến SAT1, SAT2, SAT3, QWL4, QWL3. 

Sau quá trình thảo luận, nhóm nghiên cứu nhận thấy nội dung của QWL4, QWL3 (công việc đảm bảo cho cuộc sống, hài lòng với thu nhập) có nội dung khá gần với các thang đo đo lường sự hài lòng của nhân viên với công ty, vì vậy, các biến này tạo thành 1 nhân tố được đặt tên là: SAT. 

Nhóm nhân tố công bằng (FAIR) ban đầu gồm 3 biến quan sát, sau khi chạy EFA nhân tố này có thêm biến CSR3 (Công ty tôi đối xử công bằng với nhân viên của mình). Việc ghép biến CSR3 vào nhóm FAIR rất hợp lý về mặt giá trị nội dung, do đó nhân tố FAIR mới được tạo thành từ 3 biến ban đầu và biến CSR3. 

Nhóm nhân tố chất lượng sống trong công việc ban đầu gồm 10 biến (QWL1 đến QWL10), sau khi chạy EFA chỉ còn 3 nhân tố QWL8, QWL9, QWL10 gom vào 1 biến, kết quả này khá phù hợp và nó trùng với kết quả của một nghiên cứu được thực hiện trước đây của Nguyễn&Nguyễn, (2012). Biến QWL mới được tạo ra đo lường những nội dung liên quan đến những nhu cầu về kiến thức (knowledge needs)

Nhóm nhân tố cam kết của nhân viên đối với công ty ban đầu gồm 4 biến, sau khi chạy EFA, kết quả còn lại 3 biến COM1, COM2, COM3 được đặt tên COM

Riêng nhóm nhân tố trách nhiệm xã hội, ban đầu nhóm này gồm 8 biến (từ CSR1 đến CSR8). Sau khi chạy EFA, nhóm này tách thành nhóm CSR6, CSR7, CSR8 có nội dung liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường, do đó nhóm này được đặt tên mới CSRenv ( Trách nhiệm xã hội đối với môi trường). Ngoài ra, 2 biến CSR4 và CSR5 tách thành một nhân tố mới, mặc dù nhóm này chỉ có 2 biến nhưng chúng tôi xét thấy nội dung của 2 biến này liên quan đến trách nhiệm của công ty về sản phẩm và trách nhiệm đối với khách hàng. Đây là 1 biến có nội dung khá thú vị, do đó, nhóm nhân tố này được giữ lại và đặt tên thành CSRcus. Sau khi đánh giá lại độ tin cậy Cronbach Alpha các nhân tố mới tạo thành, kết quả cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy tốt như ở bảng 2


Bảng 2: Ma trận các nhân tố xoay

Nhân tố
Cronbach's Alpha
SAT
FAIR
QWL
CSRenv
COM
CSRcus
QWL4 Đối với tôi, công việc hiện tại của tôi tại công ty đảm bảo cho cuộc sống của tôi
0.82





0.92
QWL3 Tôi hài lòng với thu nhập của tôi tại công ty
0.79





SAT3 Quyết định làm việc tại công ty của tôi là một quyết định đúng đắn
0.78





SAT2 Tôi sẽ giới thiệu bạn bè tôi làm việc cho công ty nếu có cơ hội
0.76





SAT1 Tôi hoàn toàn hài lòng với công ty tôi đang làm
0.74





FAIR1 Khi làm việc cho công ty, tôi chưa bao giờ thấy mình bị đối xử bất công tại công ty

0.86




0.87
FAIR3 Nhìn chung, tôi cảm thấy mình không bị lợi dụng khi làm việc cho công ty tôi đang làm

0.81




FAIR2 Khi phải làm thêm giờ hoặc công việc khó nhọc, tôi đều được đền bù thỏa đáng

0.77




CSR3 Công ty tôi đang làm đối xử công bằng với nhân viên của mình

0.63




QWL9 Công việc tôi đang làm giúp tôi nâng cao chuyên môn của mình


0.90



0.89
QWL10 Công việc tôi đang làm giúp tôi phát huy tính sáng tạo


0.88



QWL8 Công việc của tôi giúp tôi thể hiện hết khả năng của mình


0.82



CSR7 Công ty tôi đang làm sẵn sàng hy sinh lợi nhuận cho môi trường sạch



0.86


0.79
CSR8 Nhìn chung, công ty tôi đang làm là công ty có trách nhiệm với xã hội



0.73


CSR6 Công ty tôi đang làm tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường



0.71


COM2 Khi công ty gặp sự cố nào đó, tôi thấy đó như là sự cố của chính bản thân tôi




0.85

0.79
COM3 Tôi cảm thấy hãnh diện được là một thành viên của công ty




0.74

COM1 Tôi rất hạnh phúc làm việc cho công ty đến cuối đời




0.58

CSR4 Công ty tôi đang làm có sản phẩm/dịch vụ đạt chuẩn chất lượng





0.87
0.85
CSR5 Công ty tôi đang làm là công ty có trách nhiệm với khách hàng





0.85
Eigenvalues
1.009

Phương sai trích (%)
19.15
14.94
12.88
10.94
10.24
9.51
Tổng Phương sai trích(%)
77.66

3. Mô hình mới sau khi đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo 
Sau khi đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo, mô hình nghiên cứu mới như sau:
 

Bài 2 sẽ tiếp tục kiểm định mô hình nói trên.
Ghi chú: Mô hình trên có các giả thuyết: Hn đều có tác động dương đến các biến phụ thuộc.

Tài liệu tham khảo 
Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, ấn bản lần 2, TPHCM: NXB Tài chính.  
Nguyen TD&Nguyen TTM (2012), Psychological capital, quality of work life and quality of   life of marketers: Evidence from Vietnam, Journal of Macromarketing, 32(1), 82 – 90.

3 nhận xét:

  1. Bảng 1 và 2 chỉ mang tính chất minh họa cho bài giảng.

    Trả lờiXóa
  2. Bảng 1 mang tính minh họa, một số data trong bảng 1 được mã hóa XXX để đảm bảo tính minh họa cho bài viết. Đây không phải là bài nghiên cứu chuẩn.

    Trả lờiXóa
  3. Các kết quả của nghiên cứu trên được thực hiện trên phần mềm PASW 18 ( SPSS ver 18)

    Trả lờiXóa