Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

KDQT - Tình huống 13: Philips ở Trung quốc(CC)



Tập đoàn Philip NV – công ty sản xuất hàng điện tử gia dụng, đèn chiếu sáng, chất bán dẫn và thiết bị y tế của Hà Lan – đã xây dựng các nhà máy ở Trung quốc từ năm 1985 khi quốc gia này mở cửa thị trường của nó cho các nhà đầu tư ngoại. Sau đó, Trung quốc đã được xem như là vùng đất có nhu cầu không giới hạn vì vậy mà Philips, cũng như nhiều công ty Phương Tây khác đã mơ về những người tiêu dùng Trung quốc tìm mua hàng triệu sản phẩm của nó.
Tuy nhiên, Công ty cũng đã sớm phát hiện ra rằng một trong những lý do lớn mà các công ty thích Trung quốc là mức lương thấp - đã ngụ ý rằng chỉ một số ít công nhân Trung quốc có đủ khả năng mua những sản phẩm mà các công ty này sản xuất. Mức lương được trả cho nhân công Trung quốc chỉ bằng 1/3 so với mức lương được trả ở Mexico và Hungary, 1/5 so với Mỹ và Nhật bản. Vì vậy mà Philips đánh vào chiến lược mới; sản xuất tất cả mọi hàng hóa ở Trung quốc nhưng xuất khẩu hầu hết lượng hàng này sang Mỹ và những nơi khác. Vào giữa những năm 2000 Philips đã đầu tư hơn 2.5 triệu đô-la ở Trung quốc. Hiện tại, công ty có hơn 25 chi nhánh 100% vốn của nó và công ty liên doanh ở Trung quốc. Những chi nhánh và công ty này sử dụng gần 30000 lao động. Philips xuất khẩu sản phẩm trị giá gần 2/3 của 7 tỉ đô la mỗi năm. Philip đã tăng tốc việc đầu tư của nó vào Trung quốc nhờ vào dự báo rằng quốc gia này sẽ gia nhập WTO. Công ty lên kế hoạch sản xuất tại nhiều nơi hơn nữa ở Trung quốc trong tương lai. Vào năm 2003, Philips đã thông báo nó sẽ từ bỏ sản xuất dòng sản phẩm dao cạo râu điện tử ở Hà Lan, sa thải 2000 nhân viên người Hà Lan và chuyển việc sản xuất sang Trung quốc vào năm 2005. Trước đó một tuần, Philips đã thông báo rằng nó sẽ nâng qui mô sản xuất ở các nhà máy sản xuất chất bán dẫn(semiconductor) ở Trung quốc trong khi đó nó ngừng sản xuất ở những nơi có chi phí cao hơn. Sự hấp dẫn của Trung quốc với Philips bao gồm mức lương duy trì ở mức thấp, đội ngũ lao động có trình độ, nền kinh tế phát triển mạnh, tỷ giá hối đoái ổn định khi neo vào đồng đô Mỹ, một nền tảng công nghiệp mở rộng nhanh chóng bao gồm nhiều công ty phương Tây cũng như công ty Trung quốc có thể trở thành các nhà cung ứng cho Philips, và dễ dàng hòa nhập với thị trường thế giới nếu Trung quốc gia nhập WTO. Philips đã phát biểu rằng mục tiêu tối ưu của nó là biến Trung quốc thành thị trường cung ứng toàn cầu thông qua việc công ty sẽ xuất khẩu những sản phẩm của nó ra toàn thế giới. Đến giữa thập niên đầu năm 2000, hơn 25% sản phẩm của Philips cung cấp cho toàn thế giới đến từ Trung quốc và chỉ số này gia tăng nhanh chóng. Vài sản phẩm như đầu đọc CD và DVD được sản xuất chính ở Trung quốc. Philips cũng bắt đầu cho các nhà máy ở Trung quốc vai trò lớn hơn trong việc phát triển sản phẩm. Ví dụ như trong mảng kinh doanh TV, sự phát triển cơ bản từng diễn ra ở Hà Lan nhưng sau đó chuyển sang Singapore vào đầu những năm 9. Bây giờ Philips đã chuyển công việc nghiên cứu mảng TV sang phòng nghiên cứu và phát triển mới ở Tô Châu, gần Thượng Hải. Tương tự như vậy, công việc phát triển sản phẩm mảng màn hình LCD cho điện thoại cầm tay cũng dần dần được chuyển sang Thượng Hải. Philips hầu như đơn độc trong quá trình này. Bởi giữa những năm 2000, hơn một nửa sản phẩm xuất khẩu từ Trung quốc đến từ các nhà máy nước ngoài hoặc liên doanh của họ với đối tác Trung quốc. Quốc gia này là nguồn gốc của hơn 80% đầu DVD bán ra trên toàn thế giới, 50% máy quay phim, 40% lò vi sóng, 30% máy điều hòa không khí, 20% máy giặt và 20% tủ lạnh. Nhiều chuyên gia quan sát lo lắng rằng Philips và những công ty đang theo đuổi chiến lược tương tự có vẻ đang quá trớn. Quá lệ thuộc vào Trung quốc có thể rất nguy hiểm nếu như chính trị, kinh tế và những vấn đề khác có thể làm gián đoạn sản xuất và khả năng cung cấp sản phẩm ra thị trường toàn cầu của các công ty. Nhiều nhà quan sát tin rằng có thể tốt hơn nếu như các công ty phân tán các nhà máy sản xuất ở nhiều nơi như là hàng rào phòng chống các vấn đề có thể xảy ra ở Trung quốc. Nỗi e sợ của các nhà phê bình càng được gia tăng khi một đợt cúm SARS(hội chứng suy hô hấp cấp) năm 2003 ở Trung quốc bùng phát dẫn đến vài nhà máy của các công ty nước ngoài phải đóng cửa và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Mặc dù Philips không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng nó cũng làm hạn chế việc đi lại của các giám đốc và kỹ sư ở các nhà máy của Philips ở Trung quốc.
Tóm tắt tình huống và trả lời các câu hỏi thảo luận sau:
     1.      Những lợi ích chính mang lại cho Philips khi nó chuyển dịch rất nhiều hoạt động sản xuất toàn cầu của nó sang Trung quốc? 

      Biên dịch từ Hill, 2011 - tài liệu đã dẫn
Người dịch: Việt QC
Xem thêm:http://www.philips.com/global
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét