Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

KDQT - Tình huống 8: Sự biến động của đồng Đô –la mạnh tại công ty STMicro(CC)


Tình huống 8: Sự biến động của đồng Đô –la mạnh tại công ty STMicro


Công ty STMicro là nhà sản xuất các con chip bán dẫn(semiconductor chips) lớn thứ 6 ở Châu âu với doanh số gần 9 tỷ Đô la. Công ty sản xuất chip cho điện thoại di động , máy in, xe hơi và hàng loạt thiết bị khác. Có thể kể đến Nokia, nhà sản xuất lớn nhất các thiết bị cầm tay không dây, một trong những khách hàng của STMicro.
Đươc hình thành vào năm 1987 từ quá trình sáp nhập giữa một công ty Ý và một công ty của Pháp, hoạt động chính  của STMicro chủ yếu diễn ra ở Tây âu. Suốt thập niên 2000, khi đồng Đô-la mạnh hơn đồng Euro, đồng tiền được chấp nhận ở 12 nước thuộc liên minh EU, khu vực hoạt động rất thuận lợi của STMicro. Khoảng 70% chi phí của công ty được thanh toán ở khu vực Châu âu trong khi chip bán dẫn, giống như dầu mỏ, được trả bằng đồng Đô-la Mỹ. Sự kết hợp giữa một đồng Euro yếu và một đồng Đô-la mạnh đã tạo nên lợi nhuận vô cùng lớn cho ST ở thời điểm đó.
Tuy nhiên, vào năm 2003, đổng Euro bắt đầu trở nên mạnh hơn đồng Đô. Một sự chuyển dịch lợi nhuận mạnh mẽ đã xảy ra ở ST. Tháng 10 năm 2000, tỷ giá €1 = $0.83, nhưng đến cuối năm 2002, tỷ giá đã trở thành €1 = $1.00. Nhiều nhà phân tích dự báo sự gia tăng giá trị của đồng E so với đồng Đô suốt năm 2003. Điều thường xảy ra trong thị trường ngoại hối là các chuyên gia đã sai; cuối năm 2003, tỷ giá nằm vào khoảng €1 = $1.20. Sự gia tăng tiếp tục diễn ra năm 2004, đầu năm 2005, tỷ giá ở đỉnh €1 = $1.32. Nó rớt xuống mốc €1 = $1.20 vào đầu năm 2006 trước khi gia tăng trở lại ở mốc €1 = $1.30 vào cuối năm 2006.
Một nguyên nhân của việc giá trị đồng Euro gia tăng so với đồng Đô là do thâm hụt thương mại ở Hoa kỳ giai đoạn 2000 – 2006. Nền kinh tế Hoa kỳ tăng trưởng mạnh mẽ suốt giai đoạn này. Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài gia tăng trong khi tăng trưởng xuất khẩu suy giảm. Điều này dẫn đến việc đồng Đô tuôn chảy từ Hoa kỳ vào tay người nước ngoài. Trong lịch sử, các nhà đầu tư nước ngoài thường tái đầu tư khoản tiền thu được này vào Hoa kỳ, điều này làm cho đồng Đô luôn mạnh dù cho Hoa kỳ có thâm hụt thương mại liên tục.
Điều này đã không xảy ra ở Hoa kỳ giai đoạn 2000 – 2006. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán đồng Đô để mua về đồng Euro, đồng Yên Nhật hay Bảng Anh. Họ làm điều này vì họ cảm thấy bi quan về giá trị tương lai của đồng Đô và họ thấy rằng cần phải giảm việc nắm giữ đồng Đô. Sự bi quan này bắt nguồn từ hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất, Chính phủ Hoa kỳ đã thông báo rằng họ luôn muốn giữ đồng Đô yếu để gia tăng sự cạnh tranh cho các công ty Hoa kỳ trên thị trường toàn cầu (lý thuyết nói rằng một đồng Đô yếu sẽ giúp cho xuất khẩu cạnh tranh hơn). Với việc chính phủ nói về việc giảm giá đồng Đô, các nhà đầu tư ngoại đã quyết định giảm nắm giữ đồng Đô của họ. Yếu tố thứ hai là sự thâm hụt ngân sách kỷ lục của Hoa kỳ giai đoạn 2003 – 2006, và điều này được dự kiến tiếp tục diễn ra trong một thời gian sau đó. Dựa vào điều này, nhiều nhà đầu tư ngoại kết luận rằng để có tiền cho chi tiêu, chính phủ Hoa kỳ buộc phải nới rộng lượng cung tiền (chẳng hạn như in thêm tiền Đô), điều này sẽ dẫn đến lạm phát và giá trị đồng Đô chắc hẳn sẽ giảm hơn nữa. Vì vậy, nhà đẩu tư ngoại đã nhanh chóng bán đồng Đô để mua các đồng tiền khác mà họ cho là ít bị lạm phát.
Đối với STMicro, những điều vĩ mô này ảnh hưởng nghiêm trọng. STMicro tham gia rất ít việc bảo hiểm rủi ro tiền tệ, khi đồng Đô giảm giá, giá trị đồng Euro qui đổi được từ đồng Đô thu về của STMicro bị giảm xuống, trong khi chi phí phải trả bằng đồng Euro ở mức cao. Mặc dù doanh số bán hàng mạnh mẽ của ST bù đắp vào các khoản mất giá của đồng Đô nhưng lợi nhuận của ST vẫn giảm sút năm 2004 và 2005. Để đối phó với điều này, CEO của STMicro, Carlo Bozotti đã cắt giảm 500 triệu Đô ra khỏi cơ cấu chi phí của công ty, công việc đầu tiên là sự hoạt động ở Châu âu – cắt giảm 3000 công việc, chuyển sang sản xuất ở thị trường Châu á nơi mà theo kế hoạch tăng thêm 1500 việc làm. Mr Bozotti đã mô tả chiến lược này như là một “chiến lược bảo hiểm rủi ro” đã cho phép STMicro di chuyển việc sản xuất từ Âu sang Á, và có thể quay trở lại nếu cần, để giúp công ty có thể đương đầu với sự biến đổi về tỷ giá của đồng Đô.
Tóm tắt tình huống và trả lời các câu hỏi thảo luận sau:
1.      Trở lại năm 2003, có phải sự suy giảm giá trị của đồng Đô so với đồng Euro đã được dự báo? 
2.      Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm giá trị của đồng Đô so với đồng Eu giai đoạn 2003 – 2006? Mức độ suy giảm nào phù hợp với lý thuyết xác định tỷ giá được thảo luận trong chương này?
    
3.      Tại sao STMicro đã thực hiện rất ít việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá? Điều này có khôn ngoan không?      
     4.   Chiến lược nào STMicro đang áp dụng để đương đầu với sự thay đổi tỷ giá đồng Đô và Euro? Đây có phải là chiến lược thông minh?


Biên dịch từ: Hill, 2011 - tài liệu đã dẫn
Người dịch: Việt QC
Xem thêm: http://www.st.com/web/en/home.html 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét