Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

KDQT - Tình huống 6: Xây dựng nền kinh tế thị trường ở Ấn Độ(CC)


Tình huống 6: Xây dựng nền kinh tế thị trường ở Ấn Độ


Sau khi giành độc lập từ Anh năm 1947, Ấn Độ thừa hưởng 1 chính phủ với hệ thống chính trị theo quan điểm dân chủ. Hệ thống kinh tế của Ấn từ năm 1947 là 1 hệ thống kinh tế hỗn hợp với các đặc điểm như phần lớn các công ty thuộc nhà nước, kế hoạch hóa tập trung và được trợ cấp tài chính từ chính phủ. Hệ thống kinh tế này đã kìm hãm sự phát triển của các công ty khu vực tư nhân. Các công ty tư chỉ có thể hoạt động và phát triển hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý của chính phủ. Phải mất một vài năm một doanh nghiệp tư mới nhận được được giấy phép sản xuất 1 sản phẩm mới. Nhiều ngành công nghiệp nặng như ô tô, hóa chất, thép được sở hữu bởi các doanh nghiệp nhà nước(DNNN). Hạn ngạch sản xuất cùng với thuế nhập khẩu cao cũng góp phần vào sự phát triển còi cọc của DN tư. Luật lao động gây khó dễ cho các doanh nghiệp trong việc thuê lao động.

Vào những năm đầu của thập niên 90, hệ thống kinh tế Ấn bắt đầu bộc lộ những yếu kém, hệ thống kinh tế Ấn thua kém xa so với nhiều quốc gia Đông Nam Á. Năm 1994, nền kinh tế của Ấn thua kém nền kinh tế Bỉ mặc dầu dân số Ấn chiếm gần 950 triệu người. GDP/ đầu người chỉ nằm ở mức $310; chỉ hơn 1 nửa dân số biết đọc; khoảng 6 triệu người có điện thoại bàn; chỉ 14% dân số được tiếp cận nguồn nước sạch; NHTG( World Bank) dự báo khoảng 40% dân nghèo nhất thế giới đang sinh sống tại Ấn Độ; chỉ khoảng 2,3% dân số có tổng thu nhập của hộ gia đình đạt mức $ 2,484. Năm 1991, nhận ra sự yếu kém này, một số chính sách của chính phủ đã nới lỏng hơn, nhiều hệ thống cấp phép công nghiệp được gỡ bỏ, nhiều khu vực công được đóng cửa và thay bằng các khu vực kinh tế tư nhân chẳng hạn như ngành điện, một vài ngành công nghiệp liên quan đến dầu mỏ, sản xuất thép, vận tải hàng không, và một số lĩnh vực của ngành viễn thông. Đầu tư nước ngoài cũng được chào đón, cởi mở hơn so với trước đây. Ở một số khu vực, đầu tư nước ngoài được phép góp vốn lên đến 51% cổ phần. Một vài ngành đặc biệt có thể lên đến 100%. Nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa công nghiệp được tự do nhập khẩu. Thuế nhập khẩu giảm từ 400% xuống còn 65%. Thuế TNDN giảm từ 57,5% xuống còn 46% năm 1994, và tiếp tục giảm còn 35% năm 1997. Chính phủ Ấn cũng thông báo kế hoạch tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước(40% các DNNN này thua lỗ từ những năm đầu thập niên 90).
Sự cải cách này đã đem lại những chỉ số thống kê về  kinh tế hết sức ấn tượng. Từ năm 1994 đến 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Ấn đạt mức trung bình 6,5%. Đầu tư nước ngoài, một trong những chỉ số ấn tượng nhất, tăng trưởng từ 150 triệu đô năm 1991 lên đến 9,5 tỷ đô năm 2006. Một vài khối kinh tế đặc biệt phát triển mạnh, điển hình là khối công nghệ thông tin, khối này đã giúp Ấn Độ nổi lên như một trung tâm cung cấp phần mềm toàn cầu với doanh số xuất khẩu lên đến 23,4 tỷ đô la năm 2006, trong khi năm 1994 chỉ có 150 triệu đô. Công nghiệp sản xuất dược cũng tương tự, các công ty dược Ấn Độ nổi lên như những đối thủ đáng tin cậy trên thị trường dược toàn cầu. Những phiên bản khác nhau của các loại thuốc được sản xuất dựa trên các bằng sang chế của các nước phát triển.
Tuy vậy, Ấn Độ vẫn còn rất lâu để có thể sánh vai cùng các cường quốc kinh tế. Những nỗ lực làm giảm đi các rào cản về nhập khẩu bị phe chính trị đối lập, người chủ lao động, người lao động và các chính trị gia ngăn cản vì những lý do liên quan đến việc hàng hóa giá rẻ Trung Quốc sẽ xâm nhập vào thị trường Ấn. Chương trình tư nhân hóa cũng gặp phải sự phản ứng quyết liệt điển hình như sự cố tháng 9/2003 tòa án tối cao Ấn đã quyết định chính phủ Ấn không thể tư nhân hóa hai tập đoàn dầu khí nhà nước một khi chưa có sự đồng thuận của quốc hội. Ngoài ra, sự phản kháng mạnh mẽ của doanh nghiệp đến từ luật lao động gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư khi qui định không thể sa thải nhân công đối với những doanh nghiệp có nhân viên trên 100 người. Một vài điều luật áp đặt khác qui định một số sản phẩm nhất định chỉ có thể được sản xuất bởi các công ty nhỏ. Điều này làm giảm tính cạnh tranh theo qui mô và giảm tính cạnh tranh của các công ty khi đương đầu ở môi trường quốc tế. Một công ty bán lẻ nước ngoài bị cấm bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Ấn( mặc dù các công ty này đã có hệ thống mạng phân phối sỉ và một vài công ty cung ứng đã cung cấp hàng hóa cho đối tác bán lẻ địa phương)
Tóm tắt tình huống và trả lời các câu hỏi sau:
      1.      Loại hình hệ thống kinh tế nào đã được Ấn Độ áp dụng từ 1947 đến 1990? Loại hình nào được sử dụng ngày nay? Những trở ngại cho quá trình chuyển đổi từ 1 hệ thống kinh tế chính trị cũ sang mới hiện nay của Ấn là gì?
     2.      Việc khu vực nhà nước kiểm soát các công ty kinh doanh và các điều luật của chính phủ đã tác động như thế nào đến tồn tại và phát triển của DN công và DN tư tại Ấn giai đoạn 1947 – 1990? Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của Ấn giai đoạn trên như thế nào?
    3.      Tư nhân hóa, giảm thiểu các điều luật, gỡ bỏ rào cản với đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại những hiệu quả cho nền kinh tế Ấn, sự hình thành các ngành công nghiệp mới và tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế nào ở giai đoạn sau 1990?
    4.      Ấn Độ hiện nay được biết đến như một quốc gia rất mạnh trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao như công nghiệp phần mềm và dược phẩm. Tại sao Ấn Độ lại phát triển mạnh những ngành này? Sự thành công của những ngành công nghiệp vừa đề cập sẽ ảnh hưởng chung đến sự phát triển của những ngành khác trong nền kinh tế Ấn Độ như thế nào?
5.  Với những gì đang xảy ra ở nền kinh tế Ấn Độ, các bạn có nghĩ rằng Ấn Độ hiện tại là mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài đối với các công ty đa quốc gia chuyên bán những sản phẩm tiêu dùng? Giải thích quan điểm của nhóm bạn.



Biên dịch từ: Hill, 2011 - tài liệu đã dẫn
Người dịch: Việt QC
Xem thêm: http://www.epw.in/ 

1 nhận xét: