Unilever là một
trong những tập đoàn đa quốc gia lâu đời nhất trên thế giới với các dòng sản phẩm
phong phú thuộc ngành hàng thực phẩm, bột giặt và chăm sóc cá nhân. Doanh thu
hàng năm của công ty vượt trên 50 tỷ USD, và các nhãn hàng có mặt ở hầu hết các
quốc gia. Sản phẩm bột giặt, chiếm khoảng 25% tổng doanh thu của công ty, bao gồm
những thương hiệu nổi tiếng như Omo, được bán tại hơn 50 quốc gia. Các sản phẩm
chăm sóc cá nhân, chiếm khoảng 15% tổng doanh thu, gồm có mỹ phẩm Calvin Klein,
kem đánh răng Pepsodent, mỹ phẩm chăm sóc tóc Faberge, và kem dưỡng da
Vaseline. Hàng thực phẩm, chiếm 60% tổng doanh thu, gồm các sản phẩm thế mạnh
như bơ (chiếm hơn 70% thị phần ở hầu hết các nước), trà, kem, thực phẩm đông lạnh,
và các loại bánh.
Đến giữa thập
niên 1990, cấu trúc phân tán ngày càng tụt hậu với môi trường cạnh tranh đang
thay đổi nhanh chóng. Các đối thủ cạnh tranh toàn cầu của Unilever gồm Nestlé
(Thụy sĩ)và Proter & Gamble(Mỹ), đang thành công hơn Unilever ở một số điểm:
xây dựng những thương hiệu toàn cầu, giảm chi phí tổ chức nhờ tập trung các hoạt
động sản xuất tại một số địa điểm, và tung ra sản phẩm cùng lúc tại một số thị
trường quốc gia. Cấu trúc phân tán của Unilever gây khó khăn cho việc xây dựng
những thương hiệu toàn cầu hay khu vực. Nó dẫn đến nhiều sự trùng lắp, đặc biệt
trong sản xuất - không có được hiệu quả kinh tế theo quy mô và một cấu trúc chi
phí cao. Unilever cũng nhận thấy mình đang tụt lại sau các đối thủ trong cuộc
chạy đua tung những sản phẩm mới ra thị trường. Chẳng hạn, ở Châu Âu, trong khi
Nestlé và Procter & Gamble đã tung sản phẩm ra toàn thị trường Châu Âu,
Unilever phải mất 4 đến 5 năm để thuyết phục 17 công ty con của mình ở Châu Âu
chấp nhận dòng sản phẩm mới.
Unilever bắt đầu
thay đổi toàn bộ vào giữa thập niên 1990. Năm 1996, công ty áp dụng cấu trúc dựa
trên các nhóm kinh doanh theo từng khu vực địa lý (new structure based on
regional business groups). Trong đó mỗi khu vực bao gồm các nhóm sản phẩm riêng
biệt. Chẳng hạn, khu vực Châu Âu bao gồm các nhóm sản phẩm bột giặt, nhóm sản
phẩm kem, nhóm thực phẩm đông lạnh… Mỗi khu vực và nhóm sản phẩm phối hợp hoạt
động của các công ty con ở các quốc gia trong vùng để giảm chi phí kinh doanh
và đẩy nhanh tốc độ phát triển, tung ra sản phẩm mới.
Chẳng hạn, Lever
Châu Âu được thành lập để hợp nhất hoạt động của nhóm sản phẩm bột giặt, 17
công ty con ở Châu Âu báo cáo trực tiếp cho Lever Châu Âu. Lever Châu Âu tập
trung sản xuất bột giặt tại một vài địa điểm chủ chốt ở Châu Âu để cắt giảm chi
phí và đẩy nhanh tốc độ ra mắt sản phẩm mới. Để làm được điều này đòi hỏi sự
đánh đổi, 17 công ty con ở Châu Âu đã hi sinh sự tự do trong việc quản lý thị
trường của riêng mình để đổi lấy việc phát triển một chiến lược hợp nhất toàn
Châu Âu. Số lượng nhà máy sản xuất xà bông ở Châu Âu được cắt giảm từ 10 xuống
còn 2, và một số sản phẩm mới chỉ được sản xuất tại một địa điểm. Kích thước sản
phẩm và bao bì đóng gói được đồng nhất để cắt giảm chi phí thu mua và phù hợp với
việc quảng cáo toàn Châu Âu. Bằng những bước đi này, Unilever ước tính đã tiết
kiệm được 400 triệu USD/năm trong hoạt động kinh doanh sản phẩm bột giặt của
mình tại châu Âu.
Đến năm 2000,
Unilever vẫn thấy mình tăng trưởng chậm hơn các đối thủ cạnh tranh, vì vậy công
ty lại thực hiện tái cấu trúc. Lần này, mục tiêu là cắt bớt số lượng nhãn hàng
mà Unilever đang kinh doanh từ 1.600 xuống còn 400 trên qui mô toàn cầu hoặc
khu vực. Để tập trung cho chiến lược mới này, công ty lên kế hoạch giảm số lượng
nhà máy từ 380 xuống còn 280 vào năm 2004. Công ty cũng thiết lập một cơ cấu tổ
chức mới chỉ dựa trên hai nhóm sản phẩm toàn cầu là nhóm hàng thực phẩm và nhóm
hàng chăm sóc cá nhân và gia đình. Mỗi nhóm sản phẩm được chia thành các khu vực
địa lý tập trung phát triển, sản xuất và tiếp thị cho nhóm sản phẩm đó. Chẳng hạn,
Unilever Châu Âu nhóm hàng thực phẩm(Unilever Bestfoods Europe), có trụ sở
chính tại Rotterdam, tập trung kinh doanh các nhãn hàng thực phẩm ở thị trường
Tây và Đông Âu, tương tự như vậy cho Unilever Châu Âu nhóm hàng chăm sóc cá
nhân và gia đình. Một mô hình cấu trúc tương tự được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Mỹ
La tinh, và Châu Á. Vì vậy, Bestfoods Bắc Mỹ, trụ sở chính ở New Jersey, giống
như Bestfoods Châu Âu, nhưng giữa các khu vực trong cùng nhóm sản phẩm vẫn có sự
khác biệt, nhiều nhãn hàng thực phẩm của Unilever ở khu vực Bắc Mỹ khác biệt so
với ở khu vực Châu Âu.
Tóm
tắt tính huống và trả lời các câu hỏi thảo luận:
1. Tại
sao cấu trúc phân tán của Unilever phát
huy hiệu quả trong giai đoạn 1950-1970? Tại sao cấu trúc này bắt đầu gây ra những
vấn đề cho công ty vào thập niên 1980?
2. Unilever
đã cố gắng thực hiện điều gì khi áp dụng cấu trúc mới dựa trên khu vực địa lý
vào giữa thập niên 1990? Theo bạn, tại sao cấu trúc này vẫn không thể giải quyết
hết các vấn đề Unilever đã gặp?
3. Vào
năm 2000, Unilever chuyển đổi sang cấu trúc các bộ phận sản phẩm toàn cầu(structure based on global
product divisions). Theo bạn, lý do hợp lý ẩn sau việc chuyển đổi này là gì? Có
phải cấu trúc này phù hợp với bản chất của việc cạnh tranh trong ngành kinh
doanh bột giặt và thực phẩm?
Biên dịch từ Hill, 2011 - tài liệu đã dẫn
Người dịch: Việt QC
Xem thêm: http://www.unilever.com/
Người dịch: Việt QC
Xem thêm: http://www.unilever.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét