Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Bài giảng P3 Chương 12 - Chiến lược Tài chính toàn cầu


Mục tiêu chương:


       MT1: Hiểu được sự khác biệt giữa các quốc gia sẽ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư

       MT2: Làm rõ các phương án huy động nguồn tài chính ở các chi nhánh nước ngoài của các MNC

       MT3: Hiểu được quản trị tiền tệ trong kinh doanh quốc tế có thể sử dụng để tối thiểu hóa lượng tiền mặt, chi phí giao dịch, thuế

        MT4: Nắm được các kỹ thuật cơ bản để quản lý tiền tệ toàn cầu

              
    
I.  Quản trị tài chính
Quản trị tài chính  liên quan đến
·         Các quyết định đầu tư – đầu tư vào cái gì?
·         Các quyết định về tài chính –  làm thế nào để triển khai nguồn tài chính cho các quyết định đầu tư đó.
·         Các quyết định về quản lý tiền tệ – làm thế nào để quản lý các nguồn tiền của công ty một cách hiệu quả 
Quản trị tài chính tốt có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh
·         Giảm chi phí tạo giá trị gia tăng thông qua việc cải thiện dịch vụ khách hàng
Các quyết định về tài chính phức tạp hơn rất nhiều trong môi trường KDQT
·         Sự khác biệt về đồng tiền sử dụng, qui định về thuế, qui định về vốn, rủi ro kinh tế chính trị… 
Quyết định đầu tư của nhà quản trị?
·         Quản trị viên tài chính  phải xác định những lợi ích, chi phí, rủi ro liên quan đến khoản đầu tư ở nước ngoài
·         Để thực hiện điều này, các nhà quản trị phải sử dụng dòng ngân lưu
o   Ước lượng dòng tiền cùa dự án theo thời gian và chiết khấu để xác định  hiện giá thuần NPV(net present value)
·         Nếu NPV > 0, DN tiếp tục thực hiện dự án
Tại sao hoạch định nguồn vốn trở nên phức tạp hơn đối với các MNC?
·         Bởi vì có sự khác biệt lớn giữa dòng tiền của dự án và các dòng tiền của công ty mẹ
·         Bởi vì rủi ro kinh tế và chính trị
·         Vì mối quan hệ giữa các dòng tiền của công ty mẹ và các nguồn cung tài chính    
Sự khác biệt giữa dòng tiền dự án và dòng tiền của công ty mẹ?
·         Các công ty mẹ chỉ quan tâm dòng tiền thu về
o   Dòng tiền này sẽ dùng để chi trả cổ tức, trả nợ, tái đầu tư
·         Dòng tiền của công ty mẹ có thể bị giảm đi bởi vì các điều khoản yêu cầu tái đầu tư của nước sở tại, các qui định, rào cản ảnh hưởng đến lợi nhuận của các khoản đầu tư …
Rủi ro chính trị và các quyết định đầu tư?
·         Rủi ro chính trị -  là khả năng các lực lượng chính trị gây ra những thay đổi về môi trường kinh doanh của 1 quốc gia làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và các mục tiêu kinh doanh khác
o    rủi ro chính trị càng cao ở những quốc gia có nhiều bất ổn về xã hội hoặc rối loạn xã hội
·         Chính trị thay đổi có thể làm mất quyền sở hữu tài sản của 1 DN, làm sụp đổ nền kinh tế
Rủi ro kinh tế và quyết định đầu tư?
·         Rủi ro kinh tế - là khả năng quản lý yếu kém nền kinh tế dẫn đến môi trường kinh doanh không ổn định gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và các mục tiêu kinh doanh khác của DN. 
·         Rủi ro kinh tế lớn nhất là lạm phát
o    lạm phát nền kinh tế càng cao thì giá trị dòng tiền của các dự án đầu tư càng giảm  
Các DN nên làm gì để đối phó với rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị?
DN có hai lựa chọn cơ bản:
    1. Gia tăng tỷ lệ khấu hao ở các quốc gia có rủi ro chính trị, kinh tế cao
    2. Hạ thấp hơn dòng tiền dự báo thu được trong tương lai
      II.  Các phương án huy động nguồn tài chính ở các chi nhánh nước ngoài của các MNC
Các DN cần cân nhắc 2 yếu tố 
1.            Làm thế nào để tìm nguồn vốn cho các quyết định đầu tư
·         Mượn vốn có chi phí thấp nhất từ thị trường vốn toàn cầu
·         Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra. Nếu CP nước sở tại có thể yêu cầu vay nợ ở địa phương hoặc góp cổ phần
·         Khoản tài chính từ nguồn vay địa phương có thể rất hấp dẫn nếu 1 loại tiền tệ nào đó được dự kiến mất giá
2.               Kế tiếp, DN phải phân chia cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu cho các công ty con của nó. Luôn nhớ rằng, một cấu trúc tài chính bình thường ở một quốc gia có thể trở nên bất bình thường ở  một quốc gia khác. Các DN Nhật thường có khuynh hướng vay nợ nhiều hơn các DN của Mỹ.
·         Các DN nên làm gì? Nó sẽ điều chỉnh cấu trúc vốn theo tình hình ở địa phương hoặc giữ nguyên cấu trúc vốn như ở nước của nó.
·         Dù làm gì đi nữa thì các chuyên gia đều khuyên rằng, phải cấu trúc vốn làm sao để tối thiểu hóa chi phí sử dụng nó.
       III.  Quản lý tiền tệ
Bây giờ, chúng ta sẽ đề cập đến các quyết định quản lý tiền tệ - những quyết định mà doanh nghiệp phải làm khi họ muốn quản lý các nguồn tiền  toàn cầu một cách hiệu quả
Mục tiêu của DN là tối thiểu hóa lượng tiền mặt và giảm các chi chí giao dịch
Tại sao DN phải giữ lượng tiền mặt ít nhất? Bởi vì DN sẽ phát sinh chi phí nếu DN giữ lượng tiền đó.
Tất cả mọi DN đều cần cân đối tiền mặt để thanh toán cho các khoản chi và dự trù cho các nhu cầu phát sinh, nhưng giữ tiền mặt trong tay cũng có nghĩa là  đang giữ tiền trong một thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao với lãi suất thấp
Nếu DN muốn lãi suất cao hơn, tính thanh khoản sẽ bị ảnh hưởng. Mục kế tiếp chúng ta sẽ bàn về cách thức các DN giảm thiểu tình trạng khó xử này bằng cách sử dụng một nơi “lưu giữ tập trung”(centralized depository)
Thành phần thứ hai của quản trị tiền mặt toàn cầu là giảm các chi phí giao dịch(transaction cost). Chi phí giao dịch là chi phí chuyển đổi ngoại tệ. Các DN đối mặt với các loại chi phí giao dịch mỗi khi họ chuyển đổi tiền mặt từ 1 loại tiền tệ này sang 1 loại tiền tệ khác.
Các DN cũng đối mặt với các loại phí giao dịch (Transfer fees) khi họ chuyển lượng tiền mặt từ vị trí này sang vị trí khác
Làm thế nào để các DN tối thiểu hóa các chi phí này?
Một cách là thông qua“Khấu trừ đa phương”(multilateral netting)
Vấn đề này sẽ đề cập đến ở các mục kế tiếp sau khi chúng ta nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của các loại thuế lên quản trị lượng tiền
     IV.  Thuế và mối quan hệ của nó với chi phí
Làm thế nào để nộp thuế ít nhất?
Chúng ta đều biết rõ rằng, các quốc gia khác nhau thì có các chế độ thuế khác nhau.
Ví dụ: Nhật có thuế thu nhập doanh nghiệp 40%, Ireland: 12.5%. Khi một DN vừa bị đánh thuế ở nước chủ nhà và cả ở nước của mình, chúng ta nói Dn bị “thuế nhân đôi”(double taxation)
Làm sao để tránh được điều này?
Nhiều quốc gia duy trì các chính sách thuế khác nhau như các khoản nợ thuế, tham gia các hiệp ước chung(quốc tế) về thuế, trì hoãn thuế (tax deferrals) để tối thiểu hóa các khoản thuế.
Chúng ta hãy phân tích kỹ hơn vấn đề này
Các khoản thuế có thể tối thiểu hóa thông qua:
    1. Các khoản nợ thuế: DN giảm số thuế phải trả cho chính phủ nước bản địa nhờ vào số thuế phải trả cho chính phủ nước đầu tư
    2. Hiệp ước quốc tế về thuế: những thỏa thuận đặc biệt về những khoản thuế phải trả trên những hàng hóa dịch vụ cụ thể thực hiện bởi các nhà chức trách của các quốc gia
    3. Trì hoãn thuế: các khoản thuế được chính phủ của nước bản địa cho phép trả dần, trả chậm hoặc trả sau khi hoàn thành thủ tục chi trả cổ tức
    4. Thiên đường thuế (Tax havens) – đề cập đến những quốc gia có chế độ đóng thuế thu nhập cực thấp  hoặc ưu đãi không đóng thuế - các DN có thể tránh thuế thu nhập ở các quốc gia này nếu họ đầu tư xây dựng nhà máy mới
Thuế TNDN ở các quốc gia
Nguồn: Hill, 2011


      V.  Những kỹ thuật cơ bản để quản trị tiền tệ toàn cầu
Câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để các DN di chuyển tiền đến các khu vực cần nó một cách hiệu quả?
Có 4 cách chính:
1.      Chuyển khoản cổ tức - Dividend remittances
2.      Thanh toán các khoản phí và bản quyền (Royalty payments and fees)
3.      Chuyển giá(Transfer prices)
4.      Các khoản nợ giữa công ty mẹ và chi nhánh(Fronting loans)
Chuyển khoản cổ tức: Phương pháp thông dụng nhất của các chi nhánh chuyển tiền về công ty mẹ là thông qua chi trả cổ tức.
Nên nhớ rằng, việc chi trả này phụ thuộc nhiều yếu tố:
       Các qui định về thuế: tỷ lệ thuế quá cao sẽ làm cho cổ tức kém hấp dẫn
       Rủi ro tỷ giá hối đoái: cổ tức phải được chi trả nhanh hơn ở các quốc gia có rủi ro tỷ giá cao
       Tuổi đời của chi nhánh: các chi nhánh càng lớn tuổi có khuynh hướng chi trả tỷ lệ cổ tức càng cao trong thu nhập kiếm được
       Mức độ góp vốn của chủ sở hữu địa phương: yêu cầu của chủ sở hữu càng cao nếu mức độ góp vốn của họ cao
Phí bản quyền: Cách thứ 2 để chuyển tiền là thông qua các khoản thanh toán bản quyền và các loại phí, đơn giản đây là cách mà các chi nhánh phải trả tiền phí sử dụng công nghệ của chủ sỡ hữu, bản quyền, thương hiệu.
Hầu hết các công ty mẹ đều lấy tiền thanh toán bản quyền các chi nhánh của nó ở nước ngoài, cách thức lấy phí có thể là phí cố định/ đơn vị sản phẩm hoặc % doanh thu
·         Phí (fees) là khoảng chiết khấu cho các dịch vụ chuyên nghiệp hoặc cung cấp chuyên gia cho chi nhánh nước ngoài của công ty mẹ. Đây là 2 khoản hấp dẫn nhất vì nó được các địa phương khấu trừ thuế phải nộp
Chuyển giá: Kỹ thuật thứ 3 là chuyển giá(transfer prices), giá mà HH&DV được dịch chuyển giữa các đơn vị trong một công ty. Các DN có 4 cách chuyển giá. Thứ nhất, họ có thể giảm tiền thuế phải đóng bằng cách chuyển thu nhập từ các quốc gia có thuế cao sang quốc gia có thuế thấp. Thứ hai, các DN có thể chuyển các ngân quĩ ra khỏi 1 quốc gia mà được dự báo sẽ phá giá tiền tệ. Thứ 3, các DN chuyển các nguồn quĩ từ 1 chi nhánh về công ty mẹ khi việc chia cổ tức bị cấm ở nước sở tại. Cuối cùng, các DN có thể giảm các loại thuế nhập khẩu khi thuế tính theo giá trị quảng cáo có hiệu lực.
Lưu ý khi chuyển giá?
·         Chuyển giá có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng vì:
1.      Các chính phủ nghĩ rằng họ đang bị lừa
2.      Nhiều chính phủ tin rằng các DN không tuân thủ pháp luật
3.      Phức tạp cho công tác quản lý
Các khoản nợ giữa công ty mẹ&công ty con: Cuối cùng là các khoản fronting loans(các khoản nợ giữa công ty mẹ&công ty con) thông qua các định chế tài chính trung gian. Sử dụng kỹ thuật này, các DN có thể tận dụng các lợi thế về thuế và nhanh chóng chuyển tiền từ chi nhánh về công ty mẹ trong trường hợp chính phủ nước sở tại khắt khe đối với các hình thức chuyển lợi nhuận từ chi nhánh về công ty mẹ
Nguồn: Hill, 2011


 Làm sao các DN có thể quản lý các nguồn tiền mặt hiệu quả?

Bây giờ, chúng ta hãy chuyển sang vấn đề quản lý tiền mặt toàn cầu và làm sao các DN có thể quản lý các nguồn tiền mặt ?
Hai kỹ thuật các DN sử dụng là “lưu giữ tập trung” và “khấu trừ đa phương”
1.      Lưu giữ tập trung: Mỗi DN đều lưu giữ trong tài khoản 1 lượng tiền cân đối để chi trả cho các hóa đơn thanh toán. Các DN sẽ cân nhắc giữa việc phân tán các tài khoản này ra các chi nhánh hoặc gom lại ở 1 nơi gọi là “lưu giữ tập trung”. Các DN thích chọn cách sau vì 3 lý do chính:
o   Thứ nhất, bằng các gom lại các tài khoản, DN tích lũy được một lượng lớn tiền gửi, tiền càng nhiều à lãi suất càng cao
o   Thứ hai, khi lưu giữ tập trung ở các trung tâm tài chính lớn như NY hoặc Lôn Đôn, các DN có nhiều cơ hội đầu tư
o   Cuối cùng, doanh nghiệp có thể sử dụng lượng tiền gửi lớn này để đầu tư trong dài hạn, các khoản còn lại cũng sẽ hưởng lãi suất cao hơn
Một vài hạn chế của lưu giữ tập trung?
o   Thỉnh thoảng, chính phủ ngăn cấm các dòng lưu thông tiền tệ qua lại giữa các quốc gia. Chi phí giao dịch của các dòng tiền vào-ra cũng có thể gia tăng.
o   Tuy vậy, những hạn chế trên ngày càng được gỡ bỏ nhờ vào quá trình toàn cầu hóa thị trường vốn toàn cầu và việc dỡ bỏ các rào cản đối với dòng lưu thông vốn giữa các quốc gia.
2.      Khấu trừ đa phương: Kỹ thuật thứ hai của quản trị tiền tệ toàn cầu là sử dụng “khấu trừ đa phương”
Kỹ thuật này hấp dẫn vì nó giảm chi phí giao dịch liên quan đến nhiều khoản giao dịch giữa các chi nhánh



Đầu tiên là “khấu trừ song phương”
§  Khi một chi nhánh ở Pháp nợ một chi nhánh ở Mexico 6 triệu $, chi nhánh ở Mexico sau đó nợ lại chi nhánh ở Pháp 4 triệu $, một khoản khấu trừ song phương được thực hiện với khoản phải trả chỉ 2 triệu $.
Khấu trừ đa phương được thực hiện khi nhiều chi nhánh tham gia vào quá trình này.





Nguồn: Hill, 2011


Nguồn: Hill, 2011





Nguồn: Hill, 2011
 Biên soạn từ:
Hill C W L (2011), International Business – Competing in the Global marketplace 8Ed, New York: Irwin Mc Graw Hill



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét