Với
hàng trăm thương hiệu của các sản phẩm giấy, bột giặt, thực phẩm, sức khỏe, mỹ
phẩm được bán ở hơn 130 quốc gia và hơn 60% doanh thu của nó đến từ các nguồn
bên ngoài nước Mỹ. P&G là ví dụ tinh túy về một doanh nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng toàn cầu. Dù lan tỏa toàn cầu, nhưng mọi hoạt động tài chính của
P&G, bao gồm đầu tư tài chính, quản trị tiền tệ, các quyết định liên quan đến
tỷ giá hối đoái đều khá phân tán cho đến tận thập niên 90. Về cơ bản, mỗi chi
nhánh quốc tế của P&G quản lý các nguồn đầu tư của nó, vay mượn, mua bán
ngoại tệ, chỉ bị giới hạn các khoản vay bên ngoài bởi sự áp đặt của các nhóm
quĩ quốc tế đặt tại trụ sở của P&G ở Cincinnati.
Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014
KDQT - Tình huống 15: XCO Trung quốc(CC)
Đó là một buổi
sáng thật tệ đối với John Ross, tổng giám đốc công ty liên doanh với Trung quốc
của XCO. Ông vừa kết thúc cuộc điện thoại với Phil Smith, sếp của ông ở St
Louis, người đang muốn biết tại sao tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) của
liên doanh vẫn thấp, chỉ đạt một con số sau bốn năm kể từ khi Ross đảm nhận vị
trí quản lý cấp cao nhất. Smith nói, ”Với
bảng thành tích của anh trong quá khứ, chúng tôi trông đợi một kết quả tốt hơn
hiện giờ; anh cần chấn chỉnh lại việc này, Phil. Sự kiên nhẫn của chúng tôi có
giới hạn. Như anh biết, ROI mục tiêu của tập đoàn là 20% cho mỗi đơn vị hoạt động,
và đơn vị của anh còn cách mục tiêu quá xa.” Ross cảm thấy khó chịu vì
Smith đang ngầm cảnh báo ông, một sự đe dọa ẩn sau việc đòi hỏi cải thiện tình
hình. Lần đầu tiên sau 20 năm làm việc tại XCO, Ross cảm nhận công việc của ông
đang trên bờ vực nguy hiểm.
KDQT - Tình huống 14: Levi Strauss(CC)
Đã
có một vài năm khó khăn xảy ra đối với Levi Strauss, nhà sản xuất quần jean
xanh điển hình. Với mẫu quần 501s đã trở thành biểu tượng toàn cầu của thế hệ
baby - boom[1]
và đã được bán ở hơn 100 quốc gia, công ty đã nhận thấy sự sụt giảm doanh số từ
7.1 tỷ đô năm 1996 xuống còn 4 tỷ đô năm 2004. Xu hướng thời trang đã dịch chuyển,
đã thay đổi nghiêm trọng, và Levi Strauss, bị đe dọa bởi chi phí cao và dòng sản
phẩm ứ đọng, trong mòn mỏi hơn cả cặp ống quần được mài mòn của mẫu 501s[2] .
KDQT - Tình huống 13: Philips ở Trung quốc(CC)
Tập
đoàn Philip NV – công ty sản xuất hàng điện tử gia dụng, đèn chiếu sáng, chất
bán dẫn và thiết bị y tế của Hà Lan – đã xây dựng các nhà máy ở Trung quốc từ
năm 1985 khi quốc gia này mở cửa thị trường của nó cho các nhà đầu tư ngoại.
Sau đó, Trung quốc đã được xem như là vùng đất có nhu cầu không giới hạn vì vậy
mà Philips, cũng như nhiều công ty Phương Tây khác đã mơ về những người tiêu
dùng Trung quốc tìm mua hàng triệu sản phẩm của nó.
KDQT - Tình huống 12: Li & Fung(OC)
Được
thành lập năm 1906, Công ty Li&Fung Hồng Kông là một trong những công ty
thương mại đa quốc gia lớn nhất thuộc các nước đang phát triển với doanh số
hàng năm dự kiến đạt đến mốc 10 tỷ $ năm 2007 chỉ từ 1.2 tỷ năm 2000. Công ty đến
giờ vẫn được dẫn dắt bởi cháu nội của nhà sáng lập, Victor và William Fung,
không bao giờ nhìn nhận nó như một doanh nghiệp truyền thống. Thay vào đó,
Li&Fung thấy mình như một chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng cho hơn 500
khách hàng của mình. Những khách hàng này rất đa dạng bao gồm các nhà bán lẻ quần
áo và các công ty điện tử gia dụng. Li&Fung nhận đơn đặt hàng từ các khách
hàng và sau đó sàng lọc thông qua mạng lưới 7500 nhà cung ứng độc lập đến từ 40
quốc gia để tìm được đúng nhà sản xuất có thể cung cấp các sản phẩm đến các
khách hàng của nó ở một cấp độ kết hợp hấp dẫn giữa chi phí và chất lượng. Để đạt
mục tiêu này, Li&Fung thường xuyên phá vỡ chuỗi giá trị và phân tán các hoạt
động sản xuất khác nhau đến các nhà sản xuất có địa điểm tại những quốc gia
khác nhau phụ thuộc vào sự đánh giá các yếu tố như chi phí lao động, rào cản
thương mại, chi phí vận chuyển, và nhiều yếu tố khác. Li&Fung sau đó điều
phối toàn bộ qui trình, quản trị chuỗi cung ứng và sắp xếp các phương tiện vận
chuyển thành phẩm đến khách hàng.
Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014
Bài giảng thực hành SPSS: kiểm định các dạng mô hình nghiên cứu - Bài 2
Bài 2: Kiểm định Mô hình nghiên cứu
Giới thiệu:
Bài thứ 1 đã hoàn thành việc đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo có trong mô hình nghiên cứu. Bài thứ 2 này tiếp nối bài 1. Kết quả của bài 1 chính là đầu vào của bài 2. Ở bài giảng này, Tôi tiếp tục kiểm định mô hình theo 2 nội dung sau:
1. Kiểm định mô hình với kỹ thuật Hồi qui đơn và Hồi qui bội
2. Kiểm định mô hình phức tạp hơn khi xem xét vai trò của các biến trung gian, điều tiết và kiểm soát
Nội dung 1 thường được các học viên cao học sử dụng; nội dung 2 thường được các nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án và các bài báo khoa học
Kết thúc bài 1, ta có mô hình nghiên cứu mới cần được kiểm định như sau:
Giới thiệu:
Bài thứ 1 đã hoàn thành việc đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo có trong mô hình nghiên cứu. Bài thứ 2 này tiếp nối bài 1. Kết quả của bài 1 chính là đầu vào của bài 2. Ở bài giảng này, Tôi tiếp tục kiểm định mô hình theo 2 nội dung sau:
1. Kiểm định mô hình với kỹ thuật Hồi qui đơn và Hồi qui bội
2. Kiểm định mô hình phức tạp hơn khi xem xét vai trò của các biến trung gian, điều tiết và kiểm soát
Nội dung 1 thường được các học viên cao học sử dụng; nội dung 2 thường được các nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án và các bài báo khoa học
Kết thúc bài 1, ta có mô hình nghiên cứu mới cần được kiểm định như sau:
Bài giảng thực hành SPSS: kiểm định các dạng mô hình nghiên cứu - Bài 1
Giới thiệu:
Bài giảng thực hành SPSS - kiểm định các dạng mô hình nghiên cứu là bài giảng hỗ trợ chuyên đề "Phương pháp Nghiên cứu Khoa học" áp dụng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành QTKD, TM, Kế toán.
Chuỗi bài giảng này gồm 2 bài. Bài thứ 1 gồm các nội dung chính như đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo lường trong mô hình nghiên cứu. Bài thứ 2 gồm các nội dung liên quan đến kiểm định mô hình nghiên cứu. Trong bài 2, tôi đưa một số phép kiểm định mô hình phức tạp liên quan đến biến trung gian, biến điều tiết và biến kiểm soát.
Qui trình phân tích này được áp dụng cho tất cả các luận văn, luận án, bài báo khoa học theo hướng nghiên cứu định lượng mà chúng ta thường gặp.
Bài 1: Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo
Giả sử chúng ta có mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Bài giảng thực hành SPSS - kiểm định các dạng mô hình nghiên cứu là bài giảng hỗ trợ chuyên đề "Phương pháp Nghiên cứu Khoa học" áp dụng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành QTKD, TM, Kế toán.
Chuỗi bài giảng này gồm 2 bài. Bài thứ 1 gồm các nội dung chính như đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo lường trong mô hình nghiên cứu. Bài thứ 2 gồm các nội dung liên quan đến kiểm định mô hình nghiên cứu. Trong bài 2, tôi đưa một số phép kiểm định mô hình phức tạp liên quan đến biến trung gian, biến điều tiết và biến kiểm soát.
Qui trình phân tích này được áp dụng cho tất cả các luận văn, luận án, bài báo khoa học theo hướng nghiên cứu định lượng mà chúng ta thường gặp.
Bài 1: Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo
Giả sử chúng ta có mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)