Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Syllabus môn học QTKDQT - hệ chính qui 4 năm lớp CL K 38




Lớp:                             Hệ: Chính qui                   Khóa:
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Số tín chỉ: 2
Số tiết: 30
Số lượng sinh viên:  > 100
Địa điểm học:
Thời gian học:
Thời gian thi kết thúc môn học:
Giảng viên hướng dẫn (GVHD): Cao Quốc Việt – Email: vietcq@ueh.edu.vn
Thời gian tiếp sinh viên:  …..  giờ, Phòng: ……..  - Khoa QTKD

Mục tiêu môn học :
Môn học “ Quản trị kinh doanh quốc tế” giúp các học viên nắm được kiến thức tổng quan về hoạt động kinh doanh quốc tế, cụ thể người học phải hiểu được sự khác biệt của hoạt động kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa, các tranh luận về vấn đề toàn cầu hóa. Các học viên sẽ nhận dạng và hiểu được các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế (văn hóa, chính trị- luật pháp, kinh tế, tài chính) ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược và  hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Phần chiến lược cung cấp các kiến thức quan trọng giúp học viên nắm được lý thuyết về chiến lược kinh doanh quốc tế của một doanh nghiệp đa quốc gia (MNC) và các chiến lược cấp chức năng như chiến lược sản xuất toàn cầu, chiến lược xuất – nhập khẩu, chiến lược marketing quốc tế, chiến lược tài chánh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực toàn cầu từ đó vận dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể của từng chương sẽ được trình bày qua các bài giảng của GVHD.

Tài liệu tham khảo:
     A.    Bùi  Lê Hà, Nguyễn Đông Phong, Ngô Thị Ngọc Huyền, Quách Thị Bửu Châu, Nguyễn Thị Dược, Nguyễn Thị Hồng Thu (2007), Quản trị kinh doanh quốc tế, TpHCM: NXB Thống kê.
  
     B.    Hill WLC (2014), Kinh doanh Quốc tế Hiện đại, TpHCM: NXB UEH (bản dịch tiếng Việt của cuốn Global Business Today 8Ed đã được UEH mua bản quyền)
    C.     Hill WLC (2011), International Business – Competing in the Global marketplace 8Ed, New York: Irwin Mc Graw Hill
Tài liệu đọc thêm
    D.    Breiding JR(2013), Swiss Made – Chuyện chưa từng được kể về những thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ, Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội.
    E.     Cavusgil ST, Knight G, Riesenger JR(2012), International Business – Strategy, Management and the New Realities 2Ed, New Jersey: Prentice Hall
    F.      Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (2007), Quản trị chiến lược – Phát triển vị thế cạnh tranh, Hà Nội: NXB Thống Kê.
Nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm
Tài liệu
Nơi mượn/mua
A, F
Thư viện Trường ĐH Kinh tế, Cơ sở B (Nguyễn Tri Phương)
B
Nhà sách Lộc
C,E
1/ Ebook  – Giảng viên gửi qua website cá nhân:
2/ Text book phiên bản cũ hơn ( 1997 – 2007) –  Thư viện B – ĐH Kinh tế
D
Nhà sách AlphaBooks/Vinabook

Thời khóa biểu và nội dung chương trình: gồm 8 buổi.
Buổi học
Nội dung
Tài liệu tham khảo
Ghi chú
1&2
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh quốc tế
Chương 1: Kinh doanh quốc tế và Toàn cầu hóa
B (Chg 1)
C (Chg 1)
Phổ biến đề cương bài giảng, qui chế đánh giá, chia nhóm học tập.
Chương 2:  Lý thuyết  thương mại quốc tế  và Đầu tư quốc tế


B (Chg 6,7,8)
C(Chg 5,7)


Hướng dẫn học viên  cách làm bài tập cá nhân, cách phân tích  case study, các yêu cầu cơ bản của thuyết trình nhóm ( thời gian, nôi dung thuyết trình).
Chương 3: Hội nhập Kinh tế khu vực

B(Chg 9) 
C(Chg 8)
3
Phần 2: Môi trường kinh doanh quốc tế
Chương 4: Môi trường văn hóa
A(Chg 5)

B(Chg 4)
C(Chg 3)
Kiểm tra 75p, trắc nghiệm & tự luận
Chương 5: Môi trường chính trị - luật pháp – kinh tế

B(Chg 2,3)
C(Chg2,6)


4
Chương 6: Môi trường tài chính

A(Chg7)
B(Chg 10,11)
C(Chg 9,10,11)
Ôn tập phần 1&2 - Kiểm tra giữa kỳ

5
Phần 3: Chiến lược kinh doanh quốc tế
Chương 7: Chiến lược kinh doanh quốc tế của các MNC

A(Chg 8)
B(Chg 12,13)
C(Chg 12,14)

Chương 8: Cơ cấu tổ chức của các MNC

A(Chg 9)
C(Chg 13)

6
Chương 9: Chiến lược sản xuất toàn cầu

A(Chg 10)
B(Chg 15)
C(Chg 16)

Chương 10: Chiến lược Marketing toàn cầu

A(Chg 11)
B(Chg 16)
C(Chg 17)

7
Chương 11: Chiến lược Quản trị Nguồn nhân lực toàn cầu

A(Chg 12)
B(Chg 17)
C(Chg 18)

Chương 12: Chiến lược Quản trị tài chính toàn cầu

A(Chg 13)
     C(Chg 20)

Ôn tập phần 3


8

Sửa bài tập cá nhân


Ôn tập, trả lời các câu hỏi của HV


Phương pháp giảng dạy:
  • Thuyết giảng: 50% thời lượng chương trình
  • Hỏi đáp: Xuyên suốt trong quá trình giảng
  • Brain storming: xuyên suốt trong quá trình giảng
  • Phân tích tình huống: tối thiểu 10% thời lượng chương trình
Phương pháp đánh giá: thang điểm 10
  •  Kiểm tra giữa kỳ: 15% tổng số điểm. 5 bài kiểm tra 15 đến 20 phút. Thời gian bắt đầu từ 7 giờ 15.
  • Bài tập phân tích tình huống (theo nhóm): 25%
  • Bài tập cá nhân: 10%
  • Thi cuối kỳ: 50% tổng số điểm (40% tự luận (2 câu hỏi); 1 tình huống (3 câu hỏi), thời gian thi: 60  đến  75 phút.
Yêu cầu đối với học viên:
  • Tham dự lớp đầy đủ.
  • Không sử dụng laptop, ipad, smart phone trong quá trình học ngoại trừ buổi 8. Tắt điện thoại trong toàn bộ 8 buổi học.
  • Bài tập phân tích tình huống (bài tập nhóm) phải dựa vào lý thuyết để đánh giá và đưa ra giải pháp. 
  •  Bài tập nhóm tối đa không quá 20 trang A4, font Time New Roman size 12, cách dòng 1.5 line), file docx, tiêu đề: NHOM(STTNHOM) – LOP- KHOA.docx. Gửi trước buổi học thứ 8
  • Bài tập cá nhân phải viết theo chuẩn yêu cầu (tối đa không quá 10 trang A4, font Time New Roman, cách dòng 1.5 line). Bài tập gửi qua email chung của lớp đến email của GVHD, file docx, tiêu đề: TEN HOC VIEN – LOP- KHOA.docx. Gửi trước buổi học thứ 7. Sau buổi học này, nộp trễ hạn trừ 10% số điểm/ ngày.
  • Lỗi đạo văn: không được mắc lỗi đạo văn. Copy không trích dẫn: trừ 1đ/10%,  copy không trích dẫn nguồn trên 50% (0 điểm)
  • Lỗi sao chép bài của nhau: 0 điểm cho tất cả các bài giống nhau từ 40% trở lên.
  • Học viên phải đọc và chuẩn bị các chương yêu cầu trước khi vào lớp.
  • Các vấn đề thắc mắc được GVHD giải đáp qua email chung của lớp (ví dụ: K38QTKD-CQ-UEH@gmail.com). 
  • Xem thêm kế hoạch giảng dạy và học tập các lớp: Kế hoạch Giảng dạy & Học tập