Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Bài giảng P2 Chương 6 - Môi trường tài chính

 Mục tiêu chương


               MT1: Nắm được các thông tin cơ bản về tỷ giá hối đoái và các loại tiền tệ    
               MT2: Cơ chế xác định tỷ giá hối đoái 
                          MT3: Biết được các thông tin về hệ thống tiền tệ và hệ thống tài chính

       I. Tiền tệ và tỷ giá hối đoái
      
Có hơn 150 loại tiền khác nhau được sử dụng trên thế giới ngày nay. Mỗi quốc gia khác nhau đều có khuynh hướng sử dụng đồng tiền riêng của quốc gia mình phát hành dẫn đến việc hoán đổi ngoại tệ trở nên rất phức tạp trong kinh doanh quốc tế. Tỷ giá hối đoái chính vì vậy cũng biến đổi liên tục. Các nhà quản lý cần chú ý điều này trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ): là giá của 1 đồng tiền tệ khi qui đổi sang 1 đơn vị tiền tệ khác.
Câu hỏi thảo luận: TGHĐ biến động sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh?
TGHD thay đổi ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí kinh doanh, doanh số…
Bảng 7.1 TGHĐ của 1 số đồng tiền so với $ U.S 

        


Nguồn: Cavusgil và cgs, 2012
        
                    4 loại rủi ro chính trong KDQT(chú ý phần rủi ro tài chính)
                  
Nguồn: Cavusgil và cgs, 2012

        
  

Ví dụ minh họa về rủi ro tài chính trong KDQT:
Công ty bạn, 1 công ty chuyên nhập khẩu thiết bị KHKT phục vụ thị trường nội địa. Tháng 10 năm 2014, công ty bạn đấu thầu 1 gói thiết bị  trị giá 20 tỷ tại 1 bệnh viện lớn ở TpHCM. Thiết bị chào hàng trong gói thầu được nhập hàng từ nhiều nước khác nhau nhưng chủ yếu thanh toán bằng $, Euro và Đồng Yên Nhật, đồng $ chiếm 60% tỷ trọng. Tại thời điểm tham gia đấu thầu tỷ giá qui đổi 20500 VND = 1 $ US. Tháng 12 năm 2014, công ty bạn trúng thầu nhưng tỷ giá lúc này đã tăng lên 21500 = 1$ US. Như vậy, công ty bạn phải chiu thiệt hại từ lý do chính là TGHD biến động
      
           II.  Thị trường ngoại hối
       

Foreign exchange:  bao gồm tất cả các dạng tiền được sử dụng trong thương mại quốc tế gồm: ngoại tệ, các loại tiền gửi, séc, chuyển khoản điện tử. Ngoại hối giúp giải quyết vấn đề thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế, vay mượn giữa các DN, các ngân hàng, các chính phủ.
Các đồng tiền tệ như $ U.S, Euro, Yên, CHF …  được trao đổi trên 1 thị trường gọi là thị trường ngoại hối. Đây chính là nơi trao đổi, mua bán các đồng tiền tệ của các quốc gia. Thị trường này không có vị trí cố định. Nó tồn tại thông qua quá trình mua&bán giữa các ngân hàng, các nhà kinh doanh tiền tệ, các chính phủ và các thể chế có liên quan đến tiền tệ khác trên toàn thế giới.
Ví dụ về TGHD biến động: năm 2007, TGHD giữa đồng Yên và $ được giao dịch ở mức 1 $ đổi được 116 Yên. Năm 2009, 1 $ chỉ đổi được 86 Yên. Người ta nói rằng đồng Yên đắt hơn so với đồng $ và đồng $ rẻ hơn so với đồng Yên.

Năm ngoái TG trao đổi ở mức €1 = $1, đầu năm nay €1.50 = $1. Sự biến đổi này ảnh hưởng như thế nào đến người dân châu  Âu?
Doanh nghiệp Châu Âu: sẽ phải trả nhiều tiền hơn để nhập hàng hóa từ Mỹ. Giá cả hàng hóa & dịch vụ từ Mỹ sẽ trở nên đắt hơn à nhu cầu tiêu dùng của người Châu Âu sẽ giảm à Doanh số bán hàng của DN Châu Âu giảm à lợi nhuận có thể giảm. TGHĐ biến động sẽ ảnh hưởng đến cả đôi bên. 
Đối với người tiêu dùng Châu Âu:
   Hàng hóa & Dịch vụ từ Mỹ trở nên đắt hơn à nhu cầu tiêu dùng ít đi.
   Đối với nhu cầu không thể thay thế  thì chi phí  sẽ tăng.
Ví dụ: Ít người Châu Âu sẽ đi du lịch đến Mỹ hơn. Du học sinh Châu Âu sẽ ít chọn Đại học Mỹ làm nơi du học hơn.
Xác định TGHĐ?
Tỷ giá trao đổi ngoại tệ được xác định dựa trên qui luật cung cầu tiền tệ. Càng có nhiều nhu cầu đối với 1 đồng tiền thì nó càng trở nên có giá và ngược lại.
Ø  Lượng cung 1 đồng tiền càng lớn, giá của nó càng thấp
Ø  Lượng cung 1 đồng tiền càng thấp, giá của nó càng cao
Ø  Lượng cầu 1 đồng tiền càng lớn, giá của nó càng cao
Ø  Lượng cầu 1 đồng tiền  càng thấp, giá của nó càng thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ gồm : lạm phát, lãi suất, tâm lý thị trường
a)      Lạm phát: đề cập đến tình trạng tăng giá chung của các loại hàng hóa & dịch vụ. Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ đồng biến. Ở những quốc gia có lạm phát cao, lại suất thường tăng cao tương ứng để giữ giá trị của đồng tiền.
Ví dụ: Lạm phát của VN hiện giờ khoảng 7% à lãi suất tiền gửi NH trung bình khoảng 8%.
Lạm phát xuất hiện khi nào?
Ø  Khi (1) lượng cầu về tiền tăng nhanh hơn lượng cung tiền, (2) NHTW gia tăng lượng cung tiền của 1 quốc gia lớn hơn sản lượng HH&DV làm ra. 
Ø  Lạm phát tác động trực tiếp đến giá trị đồng tiền của 1 quốc gia. Nói cách khác, khi lạm phát tăng, giá trị qui đổi ra 1 đồng ngoại tệ nào đó sẽ giảm à cần nhiều đồng nội tệ hơn để mua 1 đồng ngoại tệ.
b)      Mối liên hệ giữa lãi suất và lạm phát, giữa lạm phát và giá trị tiền tệ, hàm ý rằng có mối quan hệ giữa lãi suất thực (real interest rates) và giá trị tiền tệ.
Ø  Ví dụ: khi lãi suất tiền gửi đồng Yên ở Nhật cao, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cơ hội kiếm lợi nhuận từ đồng Yên bằng cách mua cố phiếu và gửi đồng Yên ở các NH Nhật.
Ø  Hoặc đầu tư nước ngoài vào Nhật có thể làm gia tăng lượng cầu đồng Yên.
c)      Tâm lý thị trường: đề cập đến những tác động phi tài chính khác
Ø   Tâm lý bầy đàn (Herding): hùa theo đám đông, bắt chước kiểu đầu tư của người khác hoặc 1 nhóm người khác
Ø   Tâm lý lướt sóng (momentum): mua khi giá tăng, bán khi giá giảm (Momentum – buying when prices rise & selling when they begin to fall)
Thặng dư, thâm hụt & cân bằng cán cân thương mại
          Thặng dư thương mại (trade surplus) tình trạng mô tả lượng XK nhiều hơn  NK. Đồng ngoại tệ thu về > đồng ngoại tệ mất đi   
         Thâm hụt thương mại (trade deficit) – mô tả tình trạng lượng NK > lượng XK. Ngoại tệ mất đi lớn hơn lượng ngoại tệ thu về à chính phủ có thể “phá giá” đồng tiền của quốc gia mình để điều chỉnh thâm hụt thương mại
o   Cân bằng cán cân thương mại (trade balance) – XK = NK
Chính phủ Trung Hoa thường can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ đồng nhân dân tệ (Yuan/renminbi) dưới giá trị thực của nó (undervalued), mục đích của việc làm này là thúc đẩy các DN Trung Hoa xuất khẩu. Đồng tiền của một quốc gia dưới giá trị thực có thể dẫn đến thặng dư thương mại (trade surplus), tình trạng mô tả lượng xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Đồng ngoại tệ thu về > đồng ngoại tệ mất đi. Ngược lại, thâm hụt thương mại (trade deficit) – mô tả tình trạng lượng nhập khẩu > lượng xuất khẩu. Ngoại tệ mất đi lớn hơn lượng ngoại tệ thu về à chính phủ có thể “phá giá” đồng tiền của quốc gia mình để điều chỉnh thâm hụt thương mại. Cân bằng cán cân thương mại (trade balance): khi lượng xuất cân bằng lượng nhập tính trong 1 năm dương lịch. Nhiều trường phái kinh tế học cho rằng thâm hụt thương mại kéo dài sẽ dẫn đến tổn hại cho nền kinh tế của 1 quốc gia.         
       Sự phát triển của hệ thống TGHĐ hiện đại
       


Sau thời kỳ đại suy thoái(Great Depression) và chiến tranh TG lần 2, nền kinh tế TG rơi vào tình trạng vô cùng ảm đạm
Năm 1944, 44 quốc gia họp lại với nhau để bàn cách thúc đẩy TM quốc tế và đưa ra một bộ khung góp phần hình thành nên hệ thống tiền tệ quốc tế và tài chính toàn cầu ổn định. Hiệp định Bretton Woods (Bretton Woods Agreement) ra đời sau đó.
HĐ Bretton Woods đã neo giá trị đồng $ US vào giá trị của vàng, với tỷ lệ qui đổi $35 per ounce cùng điều kiện chính phủ Hoa Kỳ phải đồng ý mua và bán 1 lượng vàng dự trữ không giới hạn để duy trì  hệ thống tỷ giá cố định nói trên.
Trải qua gần 30 năm, Bretton Woods đã giữ 1 tỷ giá cố định phụ thuộc vào vàng và đồng Đô la
Sự phá vỡ của HĐ Bretton Woods
      Những năm cuối của thập niên 60, chính phủ Hoa Kỳ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng do tài trợ cho chiến tranh Việt nam và các chương trình chi tiêu công tốn kém.
      Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các chương trình chi tiêu của Cp Hoa Kỳ buộc phải duy trì. Người dân Mỹ giai đoạn này cũng chuộng tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu hơn à thâm hụt thương mại xảy ra giữa Mỹ và các quốc gia khác như Đức, Nhật và các nước thuộc Châu âu khác à cán cân thanh toán của Hoa Kỳ thâm hụt nghiêm trọng
      Thời gian trôi qua, nhu cầu đồng Đô la dần vượt quá khả năng cung cấp, CP Hoa Kỳ lúc này không thể duy trì lượng vàng dự trữ. Kết quà là mối ràng buộc giữa đồng Đô la và vàng sụp đổ vào năm 1971, lời cam kết đổi vàng thu về Đô la của Mỹ cũng bị thu hồi. Điều này dẫn đến sự kết thúc của hiệp định Bretton Woods.
Di sản của Bretton Woods
Bretton Woods để lại những di sản về lý thuyết và thể chể hữu ích cho đến tận ngày nay. Đầu tiên , nó gợi mở ra những khái niệm liên quan đến sự hợp tác về tiền tệ quốc tế. Thứ hai, nó góp phần xây dựng nên những hệ thống liên quan đến tỷ giá cố định trong mỗi quốc gia để tối thiểu hóa rủi ro liên quan đến tiền tệ. Thứ ba, nó là tiền đề để tạo ra Quĩ tiền tệ quốc tế IMF(International Monetary Fund) và Ngân hàng thế giới (World Bank)
IMF có vai trò thúc đẩy sự ổn định của hệ thống tỷ giá hối đoái, giám sát hệ thống tỷ giá, cho vay để phát triển kinh tế các quốc gia đang phát triển.
Word bank: cung cấp các khoản vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước có thu nhập thấp và trung bình , với mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
I.                   Hệ thống tỷ giá hối đoái ngày nay
Ngày nay, có hai hệ thống tỷ giá tồn tại : hệ thống tỷ giá thả nổi và hệ thống tỷ giá cố định.
Các quốc gia đã phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Nhật và một số quốc gia thuộc Châu âu thả nổi đồng tiền trên thị trường tự do, để nó tự xác định bởi qui luật cung cầu.
Ngược lại, các quốc gia mới nổi và đang phát triển sử dụng hệ thống tỷ giá hối đoái cố định. Trong hệ thống này, đồng tiền của 1 quốc gia được neo vào 1 đồng tiền của quốc gia khác hoặc 1 “rổ” các đồng tiền của các quốc gia khác ở 1 tỷ giá nào đó.

         II.       Hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế:
bao gồm các khuôn khổ thể chế , quy tắc và thủ tục quản lý cách thức đồng tiền 1 quốc gia được trao đổi lẫn nhau. Thông qua cách cung cấp một khuôn khổ cho các hoạt động trao đổi tiền tệ và hoạt động  ngoại hối của các doanh nghiệp và các chính phủ trên toàn thế giới , hệ thống  tiền tệ quốc tế tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư quốc tế.
Hệ thống tài chính toàn cầu:
gồm các định chế tài chính với vai trò thúc đẩy và điều tiết dòng chảy vốn và đầu tư trên toàn thế giới.  Những thể chế quan trọng trong hệ thống gồm ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, ngân hàng thanh toán quốc tế (the Bank for International Settlements), ngân hàng thế giới, IMF, các bộ tài chính của từng quốc gia, các ủy ban chứng khoán quốc gia.
               Toàn cầu hóa hoạt động tài chính và tiền tệ
So với FDI, TCH giúp các dòng vốn lưu thông linh hoạt hơn giữa các thị trường. Các nhà đầu tư dễ dàng góp vốn hoặc rút vốn ra khỏi 1 thị trường nào đó.
Điều này cũng mang lại nhiều rủi ro. 1 nền kinh tế của 1 quốc gia nào đó bất ổn sẽ dễ dàng lây lan sang những nước khác. Sự bất ổn tài chính trở nên tồi tệ khi các chính phủ không điều tiết và giám sát ngân hàng và  các khu vực tài chính  một cách hiệu quả
            Mối quan hệ giữa các DN, hệ thống tiền tệ, tài chính
Nguồn: Cavusgil và cgs, 2012
                 

         Biên soạn từ:


       



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét