Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Bài giảng P2 Chương 4 - Môi trường văn hóa



Mục tiêu chương:
 MT1: Giải thích ý nghĩa của văn hóa
MT2: Hiểu các yếu tố tạo nên văn hóa
 MT3: Hiểu được 5 khuynh hướng văn hóa của Hofstede
 MT4: Nắm được ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hóa đối với nhà quản trị

 I.          Những khác biệt về VH ảnh hưởng đến KDQT như thế nào?

Sự hiểu biết và thích ứng với văn hóa địa phương rất quan trọng đối với các công ty quốc tế
Ø  Hiểu biết đa văn hóa (cross-cultural literacy) – một sự hiểu biết về sự khác biệt văn hóa bên trong và giữa các quốc gia có thể ảnh hưởng đến cách thức thực hiện kinh
Ø   hiểu biết đa văn hóa là yếu tố quan trọng để doanh kinh doanh thành công
Ø  Có mối quan hệ giữa văn hóa và chi phí thực hiện kinh doanh ở 1 quốc gia hay 1 khu vực
Ø  Các MNE có thể là tác nhân làm thay đổi văn hóa
Ø  Ví dụ: McDonald’s
Văn hóa
Ø  Văn hóa là một hệ thống các giá trị và tiêu chuẩn được chia sẻ bởi một nhóm người. Con người biểu hiện nền văn hóa của mình thông qua các giá trị, chuẩn mực, thái độ, hành vi.
Ø  Giá trị: là những niềm tin và chuẩn mực chung được các thành viên trong xã hội chấp nhận.
Ø  Các chuẩn mực: là những qui tắc xã hội dùng để kiểm soát hành động của người này với người khác
Giá trị và chuẩn mực
Ø  Giá trị cung cấp bối cảnh mà trong đó các chuẩn mực được hình thành từ đó tạo nên nền tảng của văn hóa.
Ø  Chuẩn mực gồm:
Ø  Phong tục tập quán(folkways) - những qui ước của cuộc sống hàng ngày.
Ø   Tục lệ/tập tục(mores) - những tiêu chuẩn của hành vi, là những qui tắc được coi là trọng tâm trong việc thực hiện các chức năng xã hội và đời sống xã hội
Ø  Giá trị và chuẩn mực của một nền văn hóa phát triển theo thời gian
II.       Những yếu tố cấu thành văn hóa
Các yếu tố hình thành nên giá trị&chuẩn mực gồm
1.                  Cấu trúc xã hội(social structure)
2.                  Tôn giáo(religion)
3.                  Ngôn ngữ(language)
4.                  Giáo dục(education)
5.                  Triết lý về kinh tế & xã hội (political and economic philosophies)


Cấu trúc xã hội(Social structure) – một tổ chức xã hội cơ bản trong đó chú ý đến
Ø   cấp độ phân chia thành các nhóm, cá nhân
Ø   cấp độ phân chia thành các giai cấp hoặc các tầng lớp (classes or castes)
Sự khác biệt giữa nhóm và cá nhân?
Ø  Một nhóm (group) là một mối quan hệ giữa 2 hoặc nhiều người cùng nhau chia sẻ chung một bản sắc và tương tác lẫn nhau trên cơ sở những cách thức được dựa trên nền tảng chung của các hành vi từng cá nhân
Ø   Những cá nhân kết hợp lại hình thành nên các gia đình, nhóm làm việc, nhóm xã hội, nhóm giải trí(vd: nhóm bạn bè, fanclub)…vv…
Ø   Các nhóm khác nhau tạo ra các giá trị khác nhau
Ø  Trong XH phương Tây, người ta chú trọng vào từng cá nhân
Ø  Sự thành công của cá nhân là điều thông thường 
Ø   Vd: sự năng động của nền kinh tế Hoa kỳ, dựa trên sự phát triển của các công ty tư nhân
Nhưng, nó cũng tạo những bất cập(vd: thiếu lòng trung thành với tổ chức)
Ø  Các cá nhân cạnh tranh nhau thay vì làm việc nhóm với nhau
Ø  Mạng lưới liên lạc cá nhân lẫn nhau trong 1 công ty phát triển yếu kém
Ø  Ở nhiều xã hội Châu Á, các nhóm được hình thành như là một phân cấp của tổ chức xã hội 
Ø  Không khuyến khích thay đổi công việc giữa các công ty.
Ø  Khuyến khích hệ thống làm việc suốt đời
Ø  Hướng đến sự hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề kinh doanh
NHƯNG, có thể kiềm hãm sự sáng tạo, các sáng kiến của cá nhân
Sự phân tầng xã hội
Ø  Mọi xã hội đều phân tầng trên cơ sở phân cấp thành các tầng lớp xã hội
Ø  Các cá nhân được sinh ra trong một tầng lớp đặc biệt nào đó( vd: quí tộc/dân đen, thượng lưu/hạ lưu, giàu/nghèo)
Chú ý:
Ø  Sự dịch chuyển giữa các tầng lớp
Ø  Vai trò của phân cấp tầng lớp trong bối cảnh kinh doanh
Ø  Sự dịch chuyển (Social mobility) – khả năng mà các cá nhân ra khỏi tầng lớp mà họ được sinh ra
Ø  Hệ thống đẳng cấp(caste system)  -   hệ thống phân cấp đóng, vị trí xã hội được xác định bởi gia đình của người được sinh ra
Ø  Hiếm khi thay đổi suốt đời sống của 1 cá nhân
Ø  Hệ thống phân lớp (class system)  -  hệ thống xã hội mở 
Ø  Vị trí xã hội của một cá nhân có thể thay đổi nhờ những thành quả đạt được hoặc nhờ may mắn
Ø  Sự phân tầng xã hội và mối quan hệ kinh doanh
Ø  Ý thức đẳng cấp(class consciousness) – một tình trạng mà một người có khuynh hướng nhận thức bản thân thuộc về một tầng lớp nào đó, và điều này định dạng mối quan hệ của họ với người khác.
Ø  Một mối quan hệ đối lập sẽ làm tăng chi phí sản xuất ở các quốc gia mà có sự khác biệt đáng kể về giai cấp/ tầng lớp
Tôn giáo(Religion) - là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức có liên quan đến thần thánh
Ø  5 tôn giáo lớn trên thế giới:
1.      Đạo Thiên chúa(Christianity)
2.      Đạo Hồi (Islam)
3.      Đạo Hindu(Hinduism)
4.      Đạo Phật(Buddhism)
5.      Đạo Khổng(Confucianism)

Đạo Thiên chúa(Christianity)
Ø   Lớn nhất thế giới
Ø   Tập trung nhiều ở Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước thuộc địa bởi người Châu Âu
Ø  Đạo đức làm việc của người theo Đạo Tin lành  (theo nghiên cứu của Max Weber, 1804)
Ø  Làm việc chăm chỉ, mong muốn sự giàu có, sống tiết kiệm, thanh đạm
Hồi giáo(Islam)
Ø  Tôn giáo lớn thứ 2 thế giới có niên đại từ năm 610 sau công nguyên
Ø  Có niềm tin duy nhất vào Thượng Đế
Ø  Thường được truyền thông phương Tây nhắc đến với sự quan hệ  phức tạp giữa các chiến binh, khủng bố, những mối quan hệ phức tạp.
NHƯNG, hồi giáo truyền dạy chính những thông điệp hòa bình, công lý và lòng khoan dung
Ø  Liên quan đến quyền lực chính trị, đổ lỗi cho phương Tây về nhiều vấn đề xã hội
Ø  Tư tưởng không sở hữu tài sản, chỉ là người đại điện quản lý/phục vụ giúp cho Thượng Đế 
Ø   Hỗ trợ hoạt động kinh doanh, nhưng trong giới hạn được qui định.
Đạo Hindu (Hinduism)
Ø   Tôn giáo chính ở Ấn
Ø   Chú trọng vào tầm quan trọng của sự phát triển và trưởng thành của tinh thần không cần đến sự đòi hỏi về vật chất, sức lực
Ø   Với người theo Đạo Hindu, giá trị thể hiện qua tinh thần của họ hơn là những thành quả về vật chất
Ø   Trong kinh doanh, sự thăng tiến và đề bạt thêm chức vụ, trách nhiệm có thể không quan trọng với người theo đạo Hindu, hoặc không khả thi vì sự phân biệt đẳng cấp
Phật giáo(Buddhism)
Ø  Có khoảng 350 triệu người tín ngưỡng
Ø   Chú trọng nhiều vào cuộc sống ở cõi niết bàn (cuộc sống sau khi chết) và đời sống tinh thần hơn là những thành quả đạt được trong thế giới thực.  
Ø   Không đề cập đến việc tạo ra nhiều của cải vật chất
Ø   Không nhấn mạnh đến hành vi kinh doanh
Ø   Không đề cao hệ thống giai cấp, các cá nhân có thể tự do làm việc, giao lưu với các cá nhân khác không cùng đẳng cấp
Khổng Giáo(Confucianism)
Ø  Tư tưởng thực hành chính của người Trung quốc
Ø  Giảng dạy con người về tầm quan trọng của việc tự cứu lấy mình thông qua những hành động chuẩn mực
Ø   Đạo đức cao, nhấn mạnh sự trung thành
Ø   Lòng trung thành, “có qua có lại”, tính trung thực là 3 từ cốt lõi khi nhà quản trị thực thi hoạt động kinh doanh ở những quốc gia lấy tư tưởng Khổng giáo làm nền tảng văn hóa
Ngôn ngữ(Language) - đề cập đến giao tiếp không lời và giao tiếp bằng lời
Ø  Ngôn ngữ là cội nguồn của toàn bộ hành vi và văn minh của loài người.
Ø  Ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất như tiếng mẹ đẻ là tiếng Trung quốc, thứ hai là tiếng Hinđu, thứ ba là tiếng Anh.
Ø  Các quốc gia có nhiều ngôn ngữ thường có nhiều hơn 1 nền văn hóa
Ø  Vdụ: Canada, Belgium, Spain
Ø  Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng thông dụng nhất trên thế giới
Ø  Trong kinh doanh quốc tế, tiếng Anh là ngôn ngữ chính
Ø  NHƯNG, có kiến thức về ngôn ngữ địa phương vẫn là ưu điểm, trong một vài trường hợp, nó mang lại sự thành công trong kinh doanh
Ø   Không hiểu ngôn ngữ của nhau có thể dẫn đến sự thất bại về giao tiếp
Giáo dục: Giáo dục đóng vai trò chủ chốt trong xã hội;  thông qua giáo dục, các cá nhân có thể học được rất nhiều kỹ năng cần thiết về ngôn ngữ, nhận thức, các ngành khoa học  
Ø  Vai trò quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh canh quốc gia
Ø   Sự thành công của Nhật bản sau chiến tranh nhờ vào sự thành công xuất chúng của hệ thống giáo dục
 Trình độ học vấn nói chung là một trong những yếu tố quan trọng khi nhà quản trị thực thi HĐKD ở một quốc gia, nó ảnh hưởng đến quyết định sản phẩm nào được bán ra 
III.  5 khuynh hướng văn hóa của Hofstede 

Mối quan hệ giữa văn hóa và nơi làm việc


Ø  Nghiên cứu của Hofstede về 5 khuynh hướng văn hóa
Ø  Ông thu thập dữ liệu từ năm 1967 đến 1973 trên 100.000 người làm việc của công ty IBM
Ø  Ông phân loại ra 5 khuynh hướng văn hóa khác biệt giữa các quốc gia
Ø  5 khuynh hướng văn hóa của Hofstede
1.      Khoảng cách quyền lực(Power distance)
2.      Sự lảng tránh những điều không chắc chắn (Uncertainty avoidance)
3.      Chủ nghĩa cá nhân/ chủ nghĩa tập thể(Individualism versus collectivism)
4.      Nam tính/ Nữ tính(Masculinity versus femininity)
5.      Định hướng ngắn hạn/ dài hạn


Khoảng cách quyền lực (PD)
Ø  Mô tả cách một xã hội ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền lực giữa con người trong xã hội
Ø  Một xã hội có sự chênh lệch về quyền lực lớn thì mức độ bất bình đẳng tương đối cao.
Ø  Sự phân cấp xã hội là yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng cách quyền lực

Khoảng cách quyền lực THẤP
Khoảng cách quyền lực CAO
Ø  Phân quyền là phổ biến
Ø  Ông chủ lý tưởng là người dân chủ
Ø  Hệ thống đẳng cấp trong tổ chức chỉ thể hiện sự khác biệt về vai trò giữa các thành viên
Ø  Khoảng cách tiền lương giữa cấp cao và thấp thường hẹp
Ø  Tập trung quyền lực là phổ biến
Ø  ….. là người chuyên quyền, tốt bụng
Ø  Hệ thống đẳng cấp trong tổ chức thể hiện sự khác biệt về quyền lực
Ø  Khoảng cách tiền lương giữa cấp cao và thấp thường cao

 
Sự lảng tránh những điều không chắc chắn
Ø  Thể hiện mức độ chấp nhận sự không chắc chắn trong cuộc sống của một con người
Ø  Chú ý: không được nhầm lẫn khái niệm lảng tránh những điều không chắc chắn(Uncertainty Avoidance) và khái niệm lảng tránh rủi ro(Risk Avoidance)


Ø  Xã hội có UA yếu
Ø  Xã hội có UA mạnh
Ø  Ít người cảm thấy không hạnh phúc
Ø  Ít lo lắng về sức khỏe và tiền bạc
Ø  Giáo viên có thể trả lời “tôi không biết”
Ø  Khi đi mua sắm, tìm kiếm sự thuận tiện
Ø  Mua xe hơi cũ, tự sửa nhà
Ø  Chấp nhận nhanh chóng các phát kiến mới như smartphone, email, internet
Ø  Sự hài hước trong các đoạn quảng cáo
Ø  Nhiều người cảm thấy không hạnh phúc
Ø  Nhiều lo lắng về sức khỏe và tiền bạc
Ø  Giáo viên đề nghị mọi người trong lớp cùng giúp đỡ trả lời câu hỏi
Ø  Khi đi mua sắm, tìm kiếm sự thuần khiết, sạch sẽ
Ø  Mua xe hơi mới, thuê thợ sửa chữa nhà
Ø  Có sự do dự khi chấp nhận sản phẩm mới hay kỹ thuật mới
Ø  Sự xuất hiện của các chuyên gia trong các clip quảng cáo



Nam tính/ Nữ tính
Ø  Nói lên định hướng của xã hội dựa trên giá trị của nam tính và nữ tính.
Ø  Nền văn hóa nam tính có xu hướng coi trọng sự cạnh tranh, sự quyết đoán, tham vọng và sự tích lũy của cải.
Ø  Nên văn hóa nữ tính chú trọng vào việc duy trì vai trò, sự phụ thuộc lẫn nhau, quan tâm đến những người kém may mắn


Ø  Xã hội nam tính
Ø  Đánh giá cao giáo viên thông minh
Ø  Thi rớt là thảm họa
Ø  Lựa chọn công việc dựa trên cơ hội nghề nghiệp
Ø  Phụ nữ mua sắm thực phẩm, đàn ông mua xe hơi
Ø  Hai người yêu nhau cần 2 chiếc xe hơi
Ø  Nhiều sản phẩm cá nhân được bán
Ø  Thích đọc sách phi – tiểu thuyết
Ø  Internet sử dụng cho tìm kiếm thông tin
Ø  Thích làm việc trong các công ty lớn
Ø  Sống để làm việc
Ø  Thích nhiều tiền hơn thích thời gian nghỉ dưỡng
Ø  Nghề nghiệp ổn định là bắt buộc đối với nam giới, tùy chọn với nữ giới
Ø  Xã hội nữ tính
Ø  Đánh giá cao giáo viên thân thiện
Ø  Thi rớt là sự cố nhỏ
Ø  Lựa chọn công việc dựa trên quan tâm nội tại.
Ø  Phụ nữ và đàn ông cùng nhau mua thực phẩm và xe
Ø  Hai người yêu nhau cần một chiếc xe hơi
Ø  Nhiều sản phẩm cho gia đình được bán
Ø  Thích đọc sách tiểu thuyết
Ø  Internet sử dụng cho mục đích xây dựng mối quan hệ
Ø  Thích làm việc trong công ty nhỏ
Ø  Làm việc để sống
Ø  Thích nghỉ dưỡng hơn là nhiều tiền
Ø  Nghề nghiệp ổn định là tùy chọn với cả hai giới



Chủ nghĩa cá nhân / chủ nghĩa tập thể
Ø  Các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân có xu hướng quan tâm đến lợi ích cá nhân.
Ngược lại, trong các xã hội theo chủ nghĩa tập thể, mối quan hệ giữa các cá nhân đóng vai trò quan trọng.


Chủ nghĩa tập thể
Chủ nghĩa cá nhân
Ø  Động cơ nghề nghiệp thấp
Ø  Quyết định quản trị theo nhóm
Ø  Mối quan hệ lấn át công việc
Ø  Động cơ nghề nghiệp cao
Ø  Quyết định quản trị dựa trên cá nhân
Ø  Công việc lấn át mối quan hệ



Định hướng ngắn hạn/ dài hạn
Ø  Các doanh nghiệp và con người trong các nền văn hóa định hướng dài hạn có xu hướng nhìn về lâu dài khi lập kế hoạch và cuộc sống.
Ø  Khía cạnh dài hạn được thể hiện rõ nhất trong các giá trị đạo đức của người Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore)
Ø  Hofstede bổ sung khía cạnh văn hóa thứ 5 gọi là định hướng dài hạn(long-term orientation)
Ø  Thái độ nắm bắt hướng về thời gian, tính bền bỉ, phân hạng dựa trên địa vị, tính sĩ diện, tôn trọng truyền thống, đáp trả tình cảm thông qua những món quà và sự ưu ái.
Ø  Japan, Hong Kong, và Thailand có mức điểm khá cao ở khía cạnh này
 U.S. và Canada có mức điểm thấp 


Định hướng ngắn hạn
Định hướng dài hạn
Ø  Giá trị chính của công việc gồm: sự tự do, sự đúng đắn, sự thành đạt, suy nghĩ cho bản thân
Ø  Thời gian nghỉ ngơi rất quan trọng
Ø  Trọng dụng người tài, khen thưởng theo khả năng
Ø  Vật chất và tinh thần tách biệt nhau
Ø  Nếu A đúng, B đối nghịch với A phải sai
Ø  Có những hướng dẫn chung về cái gì gọi là tốt, cái gì xấu
Ø  Tư duy phân tích
Ø  Giá trị chính của công việc gồm: học hỏi, chân thật, trách nhiệm và kỷ luật
Ø  Thời gian nghỉ ngơi không quan trọng
Ø  Sự khác biệt kinh tế, quan hệ xã hội rộng không được ưa thích
Ø  Vật chất và tinh thần hòa quyện vào nhau
Ø  Nếu A đúng, B đối nghịch với A có thể đúng
Ø  Cái gì tốt, cái gì xấu phụ thuộc vào từng trường hợp
Ø  Tư duy hệ thống



Hofstede có đúng không?
Ø  Nghiên cứu của Hofstede bị chỉ trích vì
Ø  Một quốc gia có thể có nhiều nền văn hóa. Văn hóa tại nơi làm việc cũng phức tạp hơn kết quả của Hofstede đề xuất rất nhiều
Ø  Đội nghiên cứu của ông là người Mỹ và Châu Âu à có những khoảng chệch trong thu thập, phân tích và đánh giá văn hóa
Ø   Chỉ sử dụng IBM là nguồn duy nhất để lấy thông tin
Ø   Văn hóa không đứng yên, nó luôn phát triển
NHƯNG, công trình của Ông là điểm bắt đầu cho sự hiểu biết về khác biệt văn hóa và mang lại ý nghĩa cho các nhà quản trị  


IV.   Ý nghĩa của khác biệt văn hóa  đối với NQT?
1.      Rất quan trọng để phát triển sự hiểu biết về đa văn hóa
Ø  Các công ty thiếu hiểu biết về thông lệ của các nền văn hóa khác sẽ không thể thành công trong nền văn hóa đó
Ø  Để hạn chế việc thiếu kiến thức về văn hóa:
Ø  Cân nhắc việc thuê người địa phương 
Ø  Chuyển giám đốc điều hành ra các địa điểm khác nhau ở nước ngoài thường xuyên
Ø  Các nhà quản trị cũng phải đề phòng chống lại chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism)
Ø  Niềm tin về tính ưu việt về một nền văn hóa của một người. 
2.      Có một mối liên hệ giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh quốc gia
Ø  Đề xuất những quốc gia tạo ra những đối thủ cạnh tranh có khả năng tự tồn tại cao nhất
Ø  Ảnh hưởng đến sự lựa chọn vị trí, địa điểm sản xuất và kinh doanh.
Biên soạn từ:
Hill C W L (2011), International Business – Competing in the Global marketplace 8Ed, New York: Irwin Mc Graw Hill
Hofstede G, Hofstede JG, Minkov M(2010), Cultures and Organizations – Software of the mind, New York: Irwin Mc Graw Hill

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét