Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Bài giảng P1 Chương 1 - Tổng quan về hoạt động kinh doanh quốc tế



Mục tiêu chương 1:


MT1: Hiểu sự khác biệt giữa kinh doanh quốc tế (KDQT) so với kinh doanh nội địa(KDNĐ)
MT2: Nắm được ý nghĩa của “Toàn cầu hóa” (TCH) trong KDQT
MT3: Nhận dạng các yếu tố thúc đẩy TCH
 MT4: Nêu được thuận lợi và khó khăn của TCH
 MT5: Hiểu được lý do các doanh nghiệp tham gia HĐKDQT

I.                   Kinh doanh quốc tế
Kinh doanh: “ việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi…”
Kinh doanh quốc tế: đề cập đến hoạt động kinh doanh vượt qua khỏi biên giới các quốc gia.
Tổ chức các doanh nghiệp, nguồn lực, sản xuất, thị trường và thực hiện mọi hoạt động gia tăng giá trị đều tính trên qui mô quốc tế

II.                Sự khác biệt giữa KDQT và KD nội địa?
KD Quốc tế
  Đối phó với 3 áp lực:
1.      MT nội địa
2.      MT nước ngoài
3.      MT quốc tế

KD nội địa

1.      MT nội địa
2.      Đối thủ nước ngoài trong MT nội địa


4 rủi ro chính của KDQT:

1.      Văn hóa: ngôn ngữ, tôn giáo, giáo dục, thái độ, giá trị, niềm tin.
2.      Chính trị - luật pháp – kinh tế:  bức tranh chính trị, tổ chức chính phủ, các loại luật, GDP, chi phí lao động, đặc điểm & phân bố  dân số
3.      Tài chánh: thuế, lãi suất, lạm phát…
4.      Thương mại: đối tác, chiến lược, thời điểm xâm nhập, vị trí sản xuất…


III.             Toàn cầu hóa
Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều về thuật ngữ “Toàn cầu hóa”, nó có ý nghĩa gì?
Toàn cầu hóa đề cập đến quá trình hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau vào nền kinh tế thế giới của 1 quốc gia. 
Điều này có nghĩa gì?  Hãy suy nghĩ 1 chút về 1 ngày của bạn.  Buổi sáng bạn thức dậy, ăn sáng với tô phở với thịt bò nhập từ Úc. Mang 1 đôi giày Italia được sản xuất từ Trung Quốc. Bạn đi đến công ty và gọi điện cho đối tác của mình qua chiếc điện thoại Blackberry được sản xuất ở Hungary. Bạn mở laptop check email, chiếc laptop hiệu Fujitsu được sản xuất ở Việt Nam. Buổi tối, bạn trở về nhà, sau 1 ngày làm việc căng thẳng – bạn giải trí cùng gia đình bên chiếc ti vi màn hình Led hiệu Panasonic được sản xuất tại Thái lan… Tóm lại, 1 ngày của bạn được lắp đầy bởi những tác động của cái gọi là “Toàn cầu hóa” 
Nói về “Toàn cầu hóa”, có hai thuật ngữ hay được các nhà nghiên cứu, học giả đề cập đến đó là: Toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất
Toàn cầu hóa thị trường đề cập đến việc sáp nhập các thị trường của các quốc gia riêng biệt vào 1 thị trường chung toàn cầu.
Một khi rào cản thương mại giữa các quốc gia được gỡ bỏ, các công ty lớn như Unilever, P&G, Pepsi, Coca-Cola có thể bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu. Đối với những công ty này, thị trường của nó là thị trường toàn cầu, không còn bó hẹp trong cái gọi là thị trường Mỹ, thị trường Anh, thị trường Đức
Tuy nhiên, toàn cầu hóa thị trường  không có nghĩa là khách hàng ở đâu cũng như nhau, và các thị trường cũng sẽ giống nhau. Thị trường các quốc gia vẫn còn là 1 thách thức cho các công ty triển khai các chiến lược Marketing và hoạt động sản xuất khác nhau. Ví dụ trong tình huống dẫn nhập, công ty GE, công ty này đã nhận ra các thị trường khác nhau, vì vậy họ đã thiết lập bộ máy quản lý khác nhau tại từng quốc gia với người quản lý là người địa phương để hiểu rõ khách hàng địa phương đó. Các chương sau sẽ thảo luận vấn đề này.
Điều gì sẽ làm cho việc bán hàng ra thị trường toàn cầu dễ dàng hơn? Rào cản thương mại chỉ là một yếu tố, còn những vấn đề khác cần phải xem xét: thị hiếu và sở thích người tiêu dùng.
Toàn cầu hóa sản xuất đề cập đến nguồn gốc/ xuất xứ của hàng hóa và dịch vụ. Tận dụng lợi thế của các quốc gia trên toàn thế giới về chi phí và chất lượng của các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất như đất đai, nguồn cung lao động và vốn.
Các công ty sẽ hưởng lợi từ những điều này như thế nào? Sản phẩm của chúng sẽ được sản xuất ở những nơi ưu đãi về thuế sử dụng đất, nguồn nhân công rẻ… và nhờ vậy, sản phẩm sẽ có giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ như hãng máy bay Boeing, để có thể thắng Airbus, Boeing sử dụng chiến lược outsourcing trong quá trình sản xuất với 65% thành phần của 1 chiếc 787 được sản xuất bởi các công ty khác trên tàn thế giới. Với máy bay phản lực, 35% được sản xuất bởi 3 công ty Nhật.
Thậm chí là dịch vụ chữa bệnh, các bệnh viện ở Mỹ ngày nay gửi kết quả chụp X quang cho các bác sĩ ở Ấn đọc kết quả. Một vài công ty bảo hiểm nhân thọ còn đề xuất các dịch vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân ở các quốc gia có chi phí thấp hơn so với chi phí ở Mỹ (ví dụ như Singapore)
IV.          Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa? 
Hai yếu tố quan trọng chính: thứ nhất, sự suy giảm các rào cản về đầu tư và thương mại từ sau chiến tranh thế giới lần 2, thứ hai – sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ -  đặc biệt là sự tăng trưởng vô cùng mãnh liệt của công nghệ thông tin, giao thông, liên lạc trên toàn thế giới. Trước tiên, hãy suy nghĩ về 1 vài định nghĩa quan trọng :
Thương mại quốc tế (International trade) : xuất hiện khi 1 DN xuất khẩu HH&DV ra 1 nước khác.
Đầu tư  trực tiếp nước ngoài - Foreign direct investment (FDI): xuất hiện khi 1 DN đầu tư vào hoạt động kinh doanh của nó ở thị trường nước ngoài
Sau Chiến tranh TG lần 2 – GATT (General Agreement on Tariffs and Trade), được thành lập ( hiệp định chung về thuế quan và thương mại – 1947)

     Tỷ lệ % thuế / sản phẩm

 

Tác động của TCH đến các DN?
Các rào cản về TM & ĐT thấp sẽ giúp cho các DN có thể thấy TG là thị trường của họ. Các doanh nghiệp có thể sản xuất ở bất cứ nơi đâu trên toàn TG. Quá trình sản xuất và bán hàng xảy ra trên các thị trường  đã tạo ra mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
Xét vai trò của kỹ thuật công nghệ đối với toàn cầu hóa thị trường: 
Sự phát triển của thông tin liên lạc, công nghệ thông tin, giao thông vận tải đã làm cho những gì tưởng như không thể xảy ra đã thành hiện thực.
Chi phí thông tin liên lạc là 1 ví dụ, sự tiến bộ của công nghệ thông tin (điện thoại, Internet) đã giúp các DN có thể tổ chức, điều khiển hoạt động của nó ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sự phát triển của kỹ thuật tạo ra các con chip vi xử lý giúp cho ngành sản xuất máy tính tạo ra những máy tính với chi phí thấp hơn. Ví dụ trường hợp Dell, công ty này đã tận dụng thành công sự phát triển của những yếu tố vừa nói trên. Khi một khách hàng muốn mua 1 chiếc laptop, họ đặt hàng qua website, đơn hàng sẽ được chuyển đến các supplier trên toàn TG của  Dell. Sự phát triển của Internet là yếu tố hết sức quan trọng cho TM ĐT. Nếu như năm 1990 chỉ có gần 1 triệu người dùng Internet thì chỉ sau 20 năm, con số này đã gia tăng lên đến hơn 1,6 tỷ người sử dụng vào năm 2009.
Giao thông vận tải phát triển, đặc biệt là sự tiến bộ của ngành công nghiệp tàu thủy đã sản xuất ra những chiếc tàu có khả năng chuyên chở lớn đóng góp quan trọng trong việc vận chuyển người và hàng hóa (Titanic là một ví dụ). Thời gian và chi phí vận chuyển cũng giảm đi đáng kể.
Ngày nay, giới trẻ toàn thế giới có thể xem được chương trình MTV và trẻ em từ Mỹ đến Châu Phi, Châu Á có thể xem được phim hoạt hình qua các kênh truyền hình của Disney và Cartoon Network nhờ vào sự phát triển của công nghệ truyền hình và sự phá dỡ các rào cản văn hóa giữa các quốc gia.
Xem xét  sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu suốt 30 năm qua, 4 xu hướng biến đổi quan trọng được các nhà nghiên cứu chú ý:
     1.      Sự thay đổi của Tổng sản lượng tạo ra và bức tranh thương mại TG toàn cầu
     2.      Sự thay đổi của bức tranh đầu tư trực tiếp
     3.      Sự thay đổi của các MNC
     4.      Sự thay đổi trật tự thế giới
Xu hướng đầu tiên là sự thay đổi của GDP và bức tranh thương mại TG toàn cầu.
Nếu như năm 1960, Hoa Kỳ thống lĩnh nền kinh tế và thương mại toàn cầu, các công ty đa quốc gia của Mỹ đầy sức mạnh
Ngày nay, bức tranh này đã thay đổi. Năm 2009, Hoa Kỳ chỉ còn chiếm hơn 24% GDP toàn thế giới. Các nước đã phát triển khác cũng cho thấy sự suy giảm
Ngược lại, các quốc gia đang phát triển lại cho thấy mặt đối lập, dự kiến đến năm 2020, các quốc gia này sẽ chiếm hơn 60% GDP toàn TG.
Những quốc gia như Trung Quốc, Thái lan, Indonesia là những nước điển hình. Những quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Nhật – những nước công nghiệp hóa thời kỳ đầu đang cho thấy xu hướng suy giảm trong quá trình XK và GDP, trong khi đó những nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn, Hàn Quốc, Thái Lan đang cho thấy xu hướng tăng lên trong vai trò của thương mại và đầu tư toàn cầu.
Nền kinh tế toàn cầu đã tạo ra những công ty được gọi là các MNE – doanh nghiệp đa quốc gia. MNE là  doanh nghiệp có hoạt động sản xuất ở hai hay nhiều nước trở lên. Các nước đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng có nhiều MNC nổi tiếng như Samsung, LG, Haier, Huawei
Nền kinh tế toàn cầu sẽ như thế nào ở thế kỷ 21?
Như chúng ta đã thảo luận, thế giới dường như đang hướng về 1 hệ thống kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa kinh tế mang lại nhiều rủi ro, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan – 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008.

V.                   Thuận lợi và khó khăn của Toàn cầu hóa?
Liệu một nền kinh tế phụ thuộc toàn cầu luôn luôn mang lại những điều tốt đẹp?  Nói về lợi ích của TCH,  nhiều người ủng hộ TCH  cho rằng TCH sẽ mang lại hàng hóa với giá cả thấp hơn cho người tiêu dùng, nền kinh tế tăng trưởng hơn, tạo được nhiều việc làm hơn.
Tuy nhiên, những người chống TCH lại cho rằng: TCH lại gây ra tình trạng mất việc làm, hủy hoại môi trường và nền văn hóa bản xứ dần biến mất.
TCH ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập như thế nào?
Công việc sẽ chuyển dịch sang các nước có mức lương thấp hơn à thất nghiệp. 
Ví dụ: các nhà máy sản xuất quần áo may mặc ở Việt Nam, Trung Quốc, Honduras với mức lương 50 cent/ giờ, trong khi đó một nhân công may mặc ở Mỹ lao động 1 giờ hết $ 9.
Những người ủng hộ TCH quan tâm đến mức độ vĩ mô của nền kinh tế, họ cho rằng tự do thương mại sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc nhập nhiều HH có giá rẻ hơn đồng thời các DN trong nước sẽ chuyên nghiệp hóa hơn trong quá trình sản xuất. Họ sẽ sản xuất các loại HH mang lại nhiều hiệu quả kinh tế nhất.
TCH ảnh hưởng như thế nào đến chính sách lao động và môi trường của 1 quốc gia?
Những người phản đối cho rằng các công ty sẽ dịch chuyển cơ sở sản xuất sang các nước kém phát triển vốn có những hạn chế về chính sách bảo vệ môi trường và chính sách lao động  để giảm chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, những người ủng hộ lại cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho các quốc gia này cải thiện và nâng cao các tiêu chuẩn về lao động và môi trường của họ.
TCH ảnh hưởng như thế nào đến khoảng cách giàu – nghèo giữa các quốc gia?
Những người phản đối cho rằng chênh lệch giàu nghèo sẽ ngày một gia tăng.
Những người ủng hộ thừa nhận điều này nhưng họ cũng cho rằng, có thể cải thiện nếu các quốc gia:
o   Giảm các rào cản thương mại và đầu tư
o   Thực hiện các chính sách kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế thị trường tự do
Được hủy các món nợ công đang tồn đọng.
VI.                Ý nghĩa của TCH đối với các doanh nghiệp?
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các DN có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế, các nhà quản lý của các DN cần lưu ý: Quản trị hoạt động KDQT sẽ khác với QT hoạt động kinh doanh trong nước bởi vì 1 số yếu tố then chốt như sau:
                 Thứ 1, Các quốc gia khác biệt nhau.   
                 Thứ 2, các vấn đề mà DN phải đối mặt sẽ lớn hơn, phức tạp hơn. 
                 Thứ 3,  sự can thiệp của các chính phủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các DN. 
                 Cuối cùng, các DN cần chú ý đến vấn đề tỷ giá hối đoái trong hoạt động kinh doanh của mình.
Biên soạn từ:
Hill C W L (2011), International Business – Competing in the Global marketplace 8Ed, New York: Irwin Mc Graw Hill
Cavusgil ST, Knight G, Riesengerger JR(2012), International Business – Strategy, Management and the New Realities 2Ed, New Jersey: Prentice Hall
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét