Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Bài giảng P1 Chương 3 - Hội nhập kinh tế khu vực



Mục tiêu chương:
MT1: Hiểu được các cấp độ hội nhập khác nhau

MT2: Mô tả được lịch sử hình thành, mục đích của 1 số khu vực kinh tế quan trọng  
MT3: Biết được tác động của các khu vực kinh tế đến quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế của các DN



I.          Hội nhập kinh tế khu vực là gì?
Ở Việt Nam, các bạn đã từng nghe đến các cụm từ như WTO, APEC, AFTA, EU và thời gian gần đây là TPP.
WTO, PAEC, AFTA, EU hay TPP là các dạng khác nhau của “ sự hội nhập kinh tế khu vực” (regional economic integration ) – là các thỏa thuận giữa các quốc gia trong 1 khu vực địa lý nhằm làm giảm các rào cản thuế quan/ phi thuế quan để tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất lưu thông tự do trong khu vực đó.
Nói cách khác, các thỏa thuận này nhằm mục đích xúc tiến tự do thương mại và sự tự do này phụ thuộc vào các mức độ hội nhập.
Câu hỏi thảo luận:  Hãy cho biết, việc hội nhập vào các khu vực kinh tế mang lại lợi ích và bất cập gì đối với 1 quốc gia?

Các mức độ hội nhập
 

Có 5 mức độ hội nhập kinh tế
1.      Khu vực thương mại tự do (Free trade area)
2.      Liên hợp thuế quan (Customs union)
3.      Thị trường chung (Common market )
4.      Liên hợp kinh tế (Economic union)
5.      Liên hợp chính trị (Political union)
Khu vực thương mại tự do:  loại bỏ tất cả các rào cản thương mại  đối với hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thành viên. Xác định  các chính sách của từng nước khác nhau đối với các nước ngoài khu vực.
Ví dụ: AFTA, EFTA, NAFTA,
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) gồm: Brunei, Indonesia, Philippine, Thailand, Malaixia, Singapore (ký năm 1992), Vietnam(1995), Laos & Myanmar(1997), Cambodia(1999)
EFTA(European Free Trade Area) Norway, Iceland, Liechtenstein, and Switzerland.
NAFTA (North American Free Trade Area).
Liên hợp thuế quan(customs union) : loại bỏ các rào cản thương mại giữa các thành viên, chính sách thương mại chung với các nước không phải là thành viên
Ví dụ: Adean Pact gồm có Bolivia, Columbia, Ecuador, Peru.
Thị trường chung (common market): gồm các điều kiện của liên hợp thuế quan, sự dịch chuyển tự do các yếu tố sản xuất giữa các thành viên. Các thành viên phải hợp tác chặt chẽ với nhau về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, lao động. 
Ví dụ: EC, MERCOSUR
Liên hợp kinh tế: Bao gồm các điều kiện của thị trường chung, thống nhất chính sách thương mại, đồng tiền chung(hoặc tỷ giá chung), thống nhất chính sách tiền tệ, tài khóa, hài hòa các mức thuế suất. Ví dụ: European Union
Liên hợp chính trị: gồm 1 hệ thống chính trị chung để ra các quyết định hợp tác về kinh tế, xã hội, chính sách đối ngoại của các thành viên
Câu hỏi thảo luận:  Tại sao các nước đồng ý tham gia vào các khu vực kinh tế?
Lý do kinh tế: vì lợi ích kinh tế. Mặc dù WTO đã rất nỗ lực nhưng các rào cản thương mại vẫn tồn tại rất nhiều. Hội nhập kinh tế khu vực là giải pháp cho các nước gần nhau tiến tới 1 khu vực tự do thương mại ở mức độ nhỏ hơn nhưng đễ thực hiện hơn, lộ trình thực hiện nhanh hơn.
Lý do chính trị:
Thứ nhất: một khi các nước kiên kết với nhau, nó sẽ phụ thuộc lẫn nhau từ đó hình thành nên 1 cấu trúc mà có thể loại bỏ dần các mối đe dọa của bạo lực, chiến tranh.
Thứ hai: tham gia vào 1 khu vực chung, các nước khi đàm phán quốc tế (về mọi lĩnh vực) sẽ có tiếng nói mạnh hơn
Những vấn đề bất cập  của hội nhập kinh tế khu vực?
1.      Một vài quốc gia có thể hưởng lợi, nhưng 1 vài quốc gia có thể gặp bất lợi ( ví dụ: khi gia nhập NAFTA, tình trạng mất việc làm ở Mỹ tăng lên vì các công ty dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Mehico, quốc gia có chi phí lao động rẻ hơn)
2.      Quyền quyết định của 1 quốc gia về các chính sách tài khóa, tiền tệ, và thương mại có thể bị ảnh hưởng


II.      Lịch sử hình thành, mục đích của 1 số khu vực kinh tế
Châu Âu có 2 khối thương mại: Liên hợp Châu Âu (Liên minh Châu Âu) : có 27 nước thành viên
Khu mậu dịch tự do Châu Âu (European Free Trade Area ): có 4 thành viên ( Iceland, Liechtenstein, NorwaySwitzerland)
Liên hợp Châu Âu (EU)
 

Các nước tô vàng trên bản đồ (6 thành viên năm 1957 – gồm Belgium, France, West Germany, Italy, Luxembourg, và Netherlands), năm 1973 mở rộng thêm Great Britain, Ireland, and Denmark. Năm 1981, Greece tham gia, năm 1986 có thêm Spain và  Portugal ,Austria, Finland, Sweden. Đến 2013 có tổng cộng 28 thành viên
Lịch sử Liên hợp Châu Âu  - EU(EU là trường hợp đặc biệt của liên hợp kinh tế - Economic Union):
·         Tiền thân là cộng đồng Than & Thép Châu Âu (1951) – mục đích: xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các quốc gia (Bỉ, Pháp, Tây Đức, Luxembourg và Hà Lan) về Than, Sắt, Thép và Kim loại phế liệu.
·         Năm 1957: trở thành “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” (European Economic Community ) với mục đích nhằm hướng tới 1 thị trường chung (Common Market)
·         Năm 1994: EC trở thành EU( European Union)
·         Năm 2012: 28 thành viên, dân số gần 508 triệu dân, GDP khoảng 16,3 ngàn tỷ
Luật Một Châu Âu (Single European Act)  được các thành viên thông qua tháng 12/1992 hướng đến 1 thị trường duy nhất với các mục tiêu:
1.      Xóa bỏ biên giới giữa các quốc gia thành viên
2.      Xây dựng hệ thống nhận biết  tiêu chuẩn sản phẩm chung và tiêu chuẩn này phải được các nước thành viên chấp nhận.
3.      Mua sắm công cho phép các nhà thầu không có quốc tịch (của quốc gia chủ thầu) tham gia.
4.      Rào cản cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm phải được gỡ bỏ.
5.      Gỡ bỏ các điều luật hạn chế, ngăn cản quá trình trao đổi ngoại tệ
Những thay đổi này nhằm mục đích cuối cùng là mang lại hàng hóa, dịch vụ với chi phí thấp nhất có thể.
Đồng tiền chung Châu Âu – Euro
Hiệp ước Maastricht năm 1991 đã góp phần hình thành nên đồng tiền chung Châu Âu năm 1999. Đây là đồng tiền góp phần tạo ra khu vực tiền tệ lớn thứ 2 sau đồng $. Đồng Euro được sử dụng bởi 16/ 27 nước thành viên ( 3 nước lớn như Anh, Đan mạch, Thụy Điển không tham gia)
Lợi ích của Đồng Euro:
Giảm chi phí giao dịch trong TMQT
Tăng năng lực cạnh tranh giữa các DN( các DN phải sản xuất sản phẩm tốt hơn nhưng có giá thấp hơn hoặc bằng đối thủ cạnh tranh).
Tăng tính thanh khoản của thị trường vốn.
Gia tăng đầu tư
Bất lợi: các quốc gia không thể kiểm soát kinh tế thông qua chính sách tiền tệ
Một số khu vực kinh tế khác ở Châu Mỹ
Lớn nhất là Khu tự do thương mại Bắc Mỹ(North American Free Trade Area -  NAFTA)
Nhỏ hơn là Cộng đồng Adean (gồm Bolivia, Chile, Ecuador, Colombia và Peru ký năm 1969, Venezuela – 1997), hiện tại cộng đồng Adean được xem như là 1 liên hợp thuế quan và MERCOSUR (gồm Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay, Venezuela, Bolivia)

Một số thông tin về khu vực NAFTA
·         Là thỏa thuận thương mại được ký kết giữa các nước Hoa Kỳ, Canada và Mexico năm 1994
·         Thuế quan của 99% hàng hóa giao thương giữa các nước trong khu vực được bãi bỏ.
·         Thỏa thuận cũng chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ, bãi bỏ các hạn chế về FDI giữa 3 nước
·         Cho phép mỗi nước duy trì các tiêu chuẩn về môi trường
o   hai ủy ban đã được thành lập để can thiệp khi các tiêu chuẩn môi trường hoặc pháp luật có liên quan đến an toàn sức khỏe, mức lương tối thiểu, hoặc xâm phạm lao động trẻ em
Những lợi ích mà NAFTA mang lại?
·         Những người ủng hộ cho rằng các thành viên trong khu vực đều có lợi
o   Đối với Mexico: quốc gia này sẽ hưởng lợi do tạo được công việc cho người dân từ việc các công ty Hoa Kỳ và Canada chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Mexico để tận dụng nguồn lao động giá rẻ
o   Đối với Hoa Kỳ và Canada: người dân HK và Canada sẽ được sử dụng những sản phẩm có giá rẻ hơn. Các công ty ngoài việc giảm được chi phí sản xuất còn xâm nhập và mở rộng được thị trường rộng lớn đầy tiềm năng.
·         Những người phản đối cho rằng:
o   Tình trạng thất nghiệp và mức lương giảm sẽ xảy ra ở Hoa Kỳ và Canada
o   Ô nhiễm môi trường ở Mexico sẽ gia tăng do các công ty tận dụng triệt để các luật lệ lỏng lẻo về môi trường của 1 quốc gia đang phát triển.
o   Một số ý kiến tiêu cực còn cho rằng Mexico sẽ mất tự chủ về kinh tế vì các DN Hoa Kỳ chỉ tận dụng lợi thế lao động rẻ để sản xuất chứ không thật sự giúp Mexico tăng trưởng kinh tế
Quan điểm nào đúng?
·         Sau 10 năm đầu tiên NAFTA đi vào hoạt động, những nhà quan sát, nghiên cứu, đánh giá đã nhận định rằng đã quá cường điệu khi nói về những tác động tiêu cực cũng như tích cực. Ví dụ như, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng thất nghiệp không phải là vấn đề lớn như dự kiến. Thậm chí, chính trị của Mexico còn ổn định hơn nhờ vào những tác động tích cực của phát triển kinh tế.
·         Tương lai của NAFTA?
o   Có thể sẽ mở rộng hơn, Chile là quốc gia rất muốn gia nhập nhưng vần còn chờ Hoa Kỳ và Canada xem xét
Chúng ta đã đi qua Châu Âu và Châu Mỹ. Ở Châu Á thì sao? Có lẽ người Việt Nam chúng ta quá quen thuộc với từ ASEAN. Vậy ASEAN là gì?
·         ASEAN – viết tắt của Association of South East Asian Nations – hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
·         ASEAN được thành lập năm 1967 gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thailand, và Vietnam. 
·         Mục đích của Asean là xúc tiến thương mại giữa các quốc gia thành viên, đạt thỏa thuận hợp tác và thống nhất chính sách công nghiệp. Tuy nhiên điều này vẫn chưa có nhiều tiến triển.
AFTA:ASEAN Free Trade Area – được thành lập từ 6 thành viên ban đầu của ASEAN (Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thailand)
 

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Asian Pacific Economic Cooperation) - APEC, được thành lập năm 1990 với 21 thành viên trong đó gồm (Hoa Kỳ, Nhật, Trung quốc). Mục đích của APEC là gia tăng hợp tác đa phương giữa các nước thành viên. Cố gắng trở thành 1 thị trường chung (common market). Nếu điều này trở thành hiện thực thì APEC sẽ thì khu vực kinh tế lớn nhất thế giới

Ở Châu Phi thì sao?
Về danh nghĩa, có đến 9 khu ở Châu Phi. Tuy nhiên, những khu này vẫn mang tên gọi mà chưa thật sự thể hiện bất cứ hành động gì chứng minh cho quá trình hợp tác kinh tế vì các nước vẫn duy trì các rào cản thương mại để bảo vệ nền kinh tế của quốc gia, tránh cạnh tranh từ nước ngoài
 
III.    Hàm ý đối với nhà quản trị
Hội nhập kinh tế khu vực
o   Cơ hội mở ra thị trường mới
o   DN tiết kiệm chi phí nhờ ưu đãi về thuế, vị trí đặt phân xưởng, nhà máy, nhân công giá rẻ 
Tuy nhiên
o   Môi trường kinh doanh trở nên cạnh tranh hơn
o   Gặp rủi ro do bị các áp đặt về chính sách ( Ví dụ: EU bắt buộc các công ty gia nhập phải thông qua mua lại hoặc sáp nhập)

Biên soạn từ:
Hill C W L (2011), International Business – Competing in the Global marketplace 8Ed, New York: Irwin Mc Graw Hill
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét