MT1: Giải thích những rủi ro liên quan đến
xuất khẩu
MT2: Nhận dạng các bước cần thực hiện để
cải tiến hiệu quả xuất khẩu
MT3: Nhận biết các nguồn thông tin và
các chương trình của chính phủ hỗ trợ cho xuất khẩu
I.
Xuất
– Nhập khẩu
Bạn đã bao giờ mua một món hàng nào đó
trên eBay hay mua một cuốn sách trên Amazon? Nếu bạn đã từng mua, bạn đã tham
gia vào một quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa. Có rất nhiều sản phẩm mà chúng
ta đang sử dụng hàng ngày được nhập khẩu từ nước khác.
Ví dụ như: quần áo, sữa bột trẻ em, thịt
bò, hoa quả, giầy dép, xe máy, xe hơi…
Nhờ vào sự suy giảm các rào cản thương mại
được thúc đẩy bởi WTO và các hiệp định thương mại mà việc xuất , nhập khẩu hàng
hóa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì
nó quá dễ dàng nên một quốc gia rất dễ đánh giá được một khối lượng hàng hóa nhập
khẩu không ngừng gia tăng qua các năm. Việt Nam là một thí dụ điển hình.
Ngày nay, các DN từ nhỏ đến lớn đều đối
diện với những thách thức về nhận dạng cơ hội xuất khẩu, ứng phó với những vấn
đề về kinh doanh ở các thị trường ngoại quốc, làm việc với những qui trình xuất
nhập khẩu khá phức tạp và rắc rối và họ phải nhận ra rằng họ phải học hỏi mỗi
ngày để bảo vệ bản thân chống lại những rủi ro do thanh toán quốc tế và tỷ giá
hối đoái. Chương này sẽ giúp chúng ta nhìn sâu hơn vào qui trình xuất nhập khẩu.
Câu
hỏi đặt ra là: Tại sao xuất khẩu hấp dẫn các Doanh nghiệp?
Vì đó là cách đơn giản để thông qua đó
các DN có thể nhanh chóng mở rộng thị trường. Thay vì chỉ phụ thuộc vào thị trường
nội địa, thông qua xuất khẩu, DN có thể tìm kiếm thêm lợi nhuận từ thị trường
thế giới. Các DN hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị y khoa rất thành
công trong việc xuất khẩu thiết bị sang thị trường Châu Mỹ La tinh và các nước
đang phát triển ở Châu Á.
Tuy vậy, dù những cơ hội đến từ xuất khẩu
như thế, chúng ta đều thấy rằng, các DN lớn phản ứng rất tích cực với xuất khẩu,
trong khi đó các DN nhỏ lại thụ động hơn, họ chờ đợi những cơ hội xuất khẩu đến
với mình.
Đôi khi, sự thiếu chủ động của họ đến từ
việc các DN không nhận ra được các cơ hội hoặc nếu có nhận ra được thì không biết
tìm cách nào để theo đuổi những cơ hội đó. Trong vài trường hợp, một kinh nghiệm
tồi về xuất khẩu có thể giúp DN tìm những cơ hội mới để theo đuổi. Tuy nhiên,
nhiều trường hợp phản ứng khá tiêu cực khi mọi thứ không diễn ra như mong muốn.
II. Những hạn chế của xuất khẩu
Câu hỏi thảo luận: Những hạn chế của
xuất khẩu?
TL:
Các DN có thể gặp vô số những vấn đề khi họ bắt đầu tham gia vào quá trình xuất
khẩu bao gồm:
Ø Phân
tích thị trường sơ sài
Ø
Thiếu hiểu biết về các điều kiện cạnh
tranh.
Ø
Thiếu sự thích ứng với các thị trường nội
địa
Ø
Kênh phân phối yếu
Ø
Chương trình xúc tiến bán hàng đơn điệu
Ø
Các vấn đề liên quan đến an toàn tài
chính
Ø
Các vấn đề liên quan đến giấy tờ, thủ tục
hành chính
Câu hỏi thảo luận: Làm thế nào để cải
thiện hiệu quả xuất khẩu?
TL:
Để cải thiện cơ hội thành công:
Ø
Tận dụng các cơ hội xuất khẩu đến từ
chính phủ
Ø
Phải biết tổ chức thu thập thông tin
Ø
Các DN có thể sử dụng công ty tư vấn hoặc
sử dụng các công ty chuyên quản lý xuất khẩu
Các
DN Việt Nam tìm kiếm các thông tin hỗ trợ XK từ đâu?
Ø
Bộ Thương Mại
Ø
Bộ Kế hoạch & Đầu tư
Ø
VCCI
Ø
Các hiệp hội liên quan
III. Giảm thiểu rủi ro do xuất khẩu và
chiến lược xuất khẩu
Các
DN có thể giảm thiểu rủi ro do xuất khẩu bằng cách chọn lọc một chiến lược xuất
khẩu cẩn trọng. Chiến lược này bao gồm các bước:
Ø Thuê
công ty, chuyên gia tư vấn
Ø Tập
trung vào một hoặc một vài thị trường
Ø Tiến
hành xâm nhập với qui mô nhỏ để hạn chế tối thiểu chi phí, rủi ro và thiệt hại
Ø Phát
triển mối quan hệ lâu dài với nhà phân phối và khách hàng bản địa
Ø Phản
ứng chủ động với những dự báo rủi ro
Câu
hỏi thảo luận: làm thế nào để hạn chế rủi ro về thanh toán trong HĐ XK?
TL:
Ø Phải
xây dựng được uy tín thương mại giữa bên xuất và bên nhập
Ø Tuân
thủ tuyệt đối các điều kiện về thanh toán quốc tế trong thương mại quốc tế
Ø Sử
dụng Ngân hàng có uy tín làm bên thứ 3 trong giao dịch
Ví
dụ về qui trình thanh toán thông qua NHTM
Nguồn: Hill, 2011 |
Bạn có nhận xét gì về qui trình thanh toán trên?
Qui trình Thương mại Quốc tế thường dùng
Nguồn: Hill, 2011 |
Biên soạn từ:
Hill
C W L (2011), International Business –
Competing in the Global marketplace 8Ed, New York: Irwin Mc Graw Hill
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét