Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Bài giảng P2 Chương 5 - Môi trường Chính trị, Luật pháp, Kinh tế



Mục tiêu chương:

               MT1: Nắm bắt được các khái niệm liên quan đến hệ thống chính trị, hệ thống luật pháp, kinh tế
MT2: Hiểu được các rủi ro trong kinh doanh quốc tế xuất phát từ chế độ chính trị
MT3: Hiểu được các rủi ro trong kinh doanh quốc tế xuất phát từ hệ thống pháp luật của 1 quốc gia
MT4: Hiểu được các rủi ro xuất phát từ môi trường kinh tế
         MT5: Vận dụng các giải pháp quản lý rủi ro liên quan đến MT Chính trị - Luật pháp – Kinh tế  vào thực tiễn hoạt động  của DN


I. Hệ thống chính trị
 Hệ thống chính trị là một tập hợp các tổ chức khác nhau, gắn kết/tương tác với nhau tạo nên một chính phủ. 
Do đó, hệ thống chính trị của 1 quốc gia là là hệ thống chính phủ của quốc gia đó.  Có 2 xu hướng phân loại hệ thống chính trị. Thứ nhất – xu hướng nhấn mạnh vào chủ nghĩa tập thể (collectivism) hoặc chủ nghĩa cá nhân(individualism). Thứ hai, xu hướng dân chủ (democratic) hay chuyên chế(totalitarian). Hai xu hướng này thường tương quan lẫn nhau. Hệ thống tập thể có khuynh hướng chuyên chế và hệ thống cá nhân có khuynh hướng dân chủ.

Chủ nghĩa tập thể (collectivism)
Đề cập đến hệ thống chính trị mà tư tưởng nhấn mạnh đến những mục đích của tập thể. Nói cách khác, trong 1 xã hội mang tính tập thể mọi nhu cầu, quan điểm đều hướng về tập thể hơn là tự do cá nhân. Ngày nay, chủ nghĩa tập thể được đánh đồng với chủ nghĩa xã hội(xuất phát từ tư tưởng của Karl Marx). Những quốc gia theo đuổi chủ nghĩa xã hội thường có xu hướng nhà nước phải sở hữu, quản lý sản xuất, phân phối và trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế
Chủ nghĩa cá nhân (Individualism)
Chủ nghĩa cá nhân dựa vào 2 giả thuyết mấu chốt:
1.   Phải đảm bảo quyền tự do cá nhân và quyền thể hiện bản thân
2.   Con người được phép theo đuổi những lợi ích cá nhân mà những lợi ích riêng này mang lại những điều tốt nhất cho xã hội
Đối với các công ty quốc tế, chủ nghĩa cá nhân và quan điểm kinh tế học về thị trường tự do là hai yếu tố quan trọng để tạo ra 1 môi trường kinh doanh thuận lợi
Hướng thứ 2 của hệ thống chính trị, mức độ hệ thống dân chủ hay chuyên chế
Hệ thống chính trị dân chủ
Là HTCT mà chính phủ thuộc về người dân, được hình thành thông qua bầu cử bởi người dân. Trong khi đó, HTCT chuyên chế là hệ thống chính trị chỉ do 1 người lãnh đạo hoặc duy nhất 1 đảng lãnh đạo; những quan điểm đối lập chính trị hoàn toàn bị cấm trong hệ thống chính trị chuyên chế (độc tài)
HTCT dân chủ thường liên quan đến chủ nghĩa cá nhân. HTCT chuyên chế thường liên quan đến chủ nghĩa tập thể.
Tuy vậy, một số nước như Trung Quốc là 1 trong những nước đặc biệt – TQ tồn tại 1 HTCT chuyên chế nhưng đeo đuổi 1 nền kinh tế thị trường có khuynh hướng liên quan đến CN cá nhân
Một vài đặc điểm dễ nhận thấy của chế độ dân chủ là quyền tự do được bày tỏ, tự do ngôn luận, bầu cử thường xuyên, hệ thống toàn án minh bạch, tự do truy cập và tìm kiếm thông tin. Ngược lại, những quyền này không tồn tại trong chế độ chuyên chế. (Ví dụ minh họa: Người dân Hồng Kông biểu tình đòi dân chủ, hơn 500.000 người biểu tình đòi được tự do bầu cử người lãnh đạo của họ)

Hệ thống chính trị chuyên chế.
có 4 loại cơ bản
1.                        Chuyên chế cộng sản(Communist totalitarianism) : triết lý đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua con đường toàn trị. Triết lý này ngày nay chỉ còn tồn tại ở 1 vài nước như Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên
2.                        Chuyên chế thần quyền (Theocratic totalitarianism ) – HTCT được hình thành bởi 1 đảng, 1 nhóm hoặc 1 cá nhân mà trong đó triết lý lãnh đạo dựa trên niềm tin về một tôn giáo nào đó. Iran, Saudi Arap là những ví dụ điển hình cho trường hợp này.
3.                        Chuyên chế kiểu bộ lạc (Tribal totalitarianism ): Hệ thống này chỉ tồn tại ổ 1 số nước kém phát triển ở Châu Phi như Zimbabwe và Tanzania.
Chuyên chế cánh hữu (Right-wing totalitarianism ): HTCT này mang triết lý của chủ nghĩa cộng sản, do đó tự do về chính trị bị cấm hoàn toàn. Tuy vậy, người dân được tự do về kinh tế. Những nước có chính quyền quân sự điều khiển thường rơi vào dạng này. Từ năm 1980  hệ thống chính trị dạng này suy giảm dần. Những quốc gia từng theo đuổi quan điểm chính trị này như Sing, Philipine, Hàn Quốc, Indo hiện nay đều đã trở thành những nước có chế độ dân chủ.

Hệ thống kinh tế
Hệ thống chính trị của 1 quốc gia có quan hệ với hệ thống kinh tế của quốc gia đó.
Ở các nước mà mục đích cá nhân được coi trọng hơn mục đích tập thể thì các hệ thống thị trường tự do tồn tại. Ở các nước mà mục đích tập thể chiếm ưu thế thì thị trường bị hạn chế bởi hàng loạt các luật lệ và các DN thường thuộc quyền kiểm soát của nhà nước.
Có 3 loại hệ thống kinh tế:
1.         Kinh tế thị trường: Tất cả các hoạt động sản xuất đều được tư hữu hóa và việc sản xuất được quyết định bởi sự tương tác của cung – cầu. Chính phủ khuyến khích cạnh tranh tự do và công bằng giữa các nhà sản xuất 
2.         Kinh tế tập trung: Chính phủ lập kế hoạch sản xuất và cung ứng HH-DV, Cp quyết định sản lượng và giá cả. Tất cả các cơ sở kinh doanh đều thuộc sở hữu nhà nước. Nền kinh tế tập trung thường kéo theo của 1 nền kinh tế yếu kém, trì trệ vì nó thiếu cạnh tranh, thiếu động cơ để kiểm soát chi phí và hiệu quả  
3.     Kinh tế hỗn hợp: sự kết hợp giữa hai hệ thống kinh tế trên. Chính phủ thường sở hữu các doanh nghiệp mà họ cho là quan trọng với an ninh quốc gia. Pháp, Anh , Thụy Điển là những nước theo đuổi nền kinh tế hỗn hợp
II.      Hệ thống pháp luật


Hệ thống pháp luật của 1 quốc gia cung cấp bộ khung pháp chế các qui định và qui tắc để điều chỉnh mối quan hệ hành vi giữa con người với con người, con người và tổ chức đồng thời đưa ra các hình phạt cho các hành vi vi phạm qua đó khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện
Câu hỏi thảo luận: Tại sao các nhà quản trị kinh doanh quốc tế phải quan tâm đến hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau?


TL: Bởi vì luật pháp của 1 quốc gia qui định ngành nghề được phép kinh doanh, xác định cách thức giao dịch kinh doanh, đặt ra các qui định về quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, hệ thống luật pháp sẽ tác động đến sự hấp dẫn của 1 quốc gia đối với đầu tư hoặc thương mại 
Hệ thống pháp luật của 1 quốc gia bị ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị. Do đó, các quốc gia theo đuổi chế độ chuyên chế mang tính tập thể sẽ ban hành các điều luật cấm cản sự hoạt động của các Dn tư nhân, ngược lại các nền kinh tế thị trường( lãnh đạo bởi các tư tưởng chủ nghĩa cá nhân) sẽ khuyến khích các DN tư nhân hoạt động 
Có 3 kiểu hệ thống pháp luật: 
1.      Thông luật (Common law )-  luật pháp dựa trên nền tảng truyền thống,  tiền lệ, tập tục  
2.      Dân luật(Civic law) – dựa trên bộ luật được tổ chức, liệt kê chi tiết thành các điều, khoản cụ thể
Dân luật được hơn 80 nước áp dụng, có cả Đức, Nhật, Nga
3.      Thần luật(Theocratic law )-  dựa trên những điều răn dạy, chỉ bảo của tôn giáo  

Câu hỏi thảo luận: Tại sao các công ty quốc tế phải chú ý đến hệ thống pháp luật của nước sở tại?
 TL: Lý do cơ bản đó là mỗi nước tiếp cận 1 cách khác nhau với việc ký kết hợp đồng
   Hợp đồng:  là bản thỏa thuận các điều kiện cho một sự trao đổi xảy ra trong đó thể hiện chi tiết quyền và nghĩa vụ hai bên 
  Pháp luật hợp đồng: là luật  quản lý/điều chỉnh việc thực thi hợp đồng 
  Hệ thống “thông luật” có khuynh hướng liệt kê các tình huống không lường trước khi soạn hợp đồng  Hệ thống “dân luật” soạn hợp đồng ngắn hơn vì bộ luật đã nêu khá chi tiết 

 
Câu hỏi: nếu nhà quản trị đến từ 1 quốc gia theo “thông luật”, đối tác đến từ quốc gia “dân luật”, hợp đồng nên ký theo luật nào?   

TL: United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods - CIGS (công ước LHQ về mua bán hàng hóa quốc tế - CIGS) 
  Hơn 70 quốc gia tham gia ký hiệp ước (có cả Hoa kỳ), nhưng thiếu Nhật, Anh quốc

Quyền sở hữu và tham nhũng
  Quyền sở hữu (Property rights)  đề cập đến quyền lợi hợp pháp để sử dụng 1 nguồn tài nguyên và quyền sử dụng tất cả các thu nhập có được từ tài nguyên đó
  Quyền sở hữu có thể bị vi phạm bởi:
1.      Các hành vi cá nhân (Private action)  ăn trộm, ăn cắp bản quyền, tống tiền 
2.      Các hành vi công cộng(Public action)  - hợp pháp (các loại thuế quá mức); bất hợp pháp (hối lộ, tham nhũng)
Mức độ tham nhũng càng cao thì  càng giảm mức độ đầu tư nước ngoài, thương mại quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
Bảng xếp hạng các nước tham nhũng
Tham nhũng thường gắn liền với các nước có hệ thống pháp luật yếu
 
Câu hỏi thảo luận: Tại sao các DN phải nắm bắt pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và tham nhũng?
Làm thế nào để “sở hữu trí tuệ” được bảo vệ?
  Sở hữu trí tuệ (Intellectual property) – sở hữu những sản phẩm của hoạt động trí tuệ.
Sở hữu trí tuệ được bảo vệ bởi
  Bằng sáng chế (Patents)  quyền duy nhất được sản xuất, sử dụng, bán sáng chế trong một thời gian nhất định
  Bản quyền/ quyền tác giả (Copyrights)  quyền hợp pháp duy nhất của tác giả, nhà soạn nhạc, nhà biên kịch, nghệ sĩ và nhà xuất bản  để phát hành, phân phối các tác phẩm của họ
  Nhãn hiệu hàng hóa (Trademarks) – thiết kế, tên mà các nhà sản xuất thiết kế  để tạo sự khác biệt cho các sản phẩm của họ
  Việc bảo hộ tài sản trí tuệ khác nhau giữa các nước 
   Tổ chức tài sản trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization)
   Công ước Paris về bảo hộ tài sản công nghiệp Paris Convention for the Protection of Industrial Property
   Để tránh bị ăn cắp bản quyền, DN nên
  Tránh xa các nước mà pháp luật về bảo hộ tài sản trí tuệ còn lỏng lẻo
  Kiện cáo
  Vận động chính phủ ký kết và thực thi các hiệp ước quốc tế     
Trách nhiệm và an toàn sản phẩm
  Luật An toàn sản phẩm (Product safety laws) thiết lập hàng loạt các tiêu chuẩn mà một sản phẩm phải tuân thủ
  Trách nhiệm sản phẩm (Product liability)  qui định các công ty và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm khi sản phẩm của nó gây ra thương tật, chết, hoặc tổn hại người sử dụng
  Phụ thuộc vào  luật an toàn sản phẩm có nghiêm khắc hay không và trách nhiệm sản phẩm có lỏng lẻo hay không mà các MNC sẽ quyết định nơi sản xuất ở đâu
 
III.    Môi trường kinh tế 
  Những yếu tố xác định mức độ phát triển kinh tế của 1 quốc gia
Môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp của 1 quốc gia các thể tác động đáng kể lên sự phát triển kinh tế, và sự phát triển kinh tế là yếu tố hấp dẫn và là thị trường mục tiêu đầy tiềm năng  để các công ty đầu tư

Sự phát triển kinh tế của 1 quốc gia được đo lường bởi các chỉ số  như GNI/ người. Chỉ số ngang giá sức mua (PPP)

Điều này có ý nghĩa gì đối với các công ty?

Nhìn vào hệ số PPP được điều chỉnh cho GNI của Ấn năm 2007 người ta có thể kết luận rằng Ấn độ nói chung chỉ tiêu dùng trung bình khoảng 6% HH&DV so với  lượng HH&DV được tiêu dùng trung bình bởi người dân Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta không nên nhìn con số này để kết luận rằng Ấn độ là thị trường thiếu tiềm năng vì nếu nghiên cứu sâu hơn, chúng ta sẽ thấy rằng thị trường Ấn nổi lên một tầng lớp trung lưu với khoảng 100 triệu người, đây chính là thị trường tiềm năng của các công ty quốc tế.

Như vậy, có cách nào khác để đo lường sự phát triển kinh tế của một quốc gia không?
Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel người Ấn – Amartya Sen cho rằng sự phát triển kinh tế nên được đo lường thông qua quá trình nới rộng các quyền tự do thực sự mà con người đáng được hưởng. Sen tin rằng quá trình phát triển kinh tế phải bao gồm những việc cụ thể như: loại bỏ hoàn toàn các cản trở đối với sự tự do như: chế độ độc tài, sự nghèo đói, sự bỏ bê của chính phủ đối với các công trình công cộng, sự dân chủ hóa các cộng đồng chính trị  để người công dân của một quốc gia có tiếng nói trong các quyết định của chính phủ. Sen cho rằng việc cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe cơ bản và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của chính phủ cho người dân là các yếu tố cần thiết cho phát triển kinh tế.
Những yếu tố xác định mức độ phát triển kinh tế của 1 quốc gia?
Tổ chức LHQ đã lấy ý tưởng của Sen để đưa ra chỉ số  phát triển con người - Human Development Index – viết tắt HDI, để đo lường chất lượng cuộc sống của người dân ở các quốc gia khác nhau. HDI dựa trên các chỉ số  như tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục, thu nhập trung bình  để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống trong một quốc gia
Bảng III.1: Bảng so sánh một vài chỉ số giữa các nước:
 
Bảng III.2 Bảng so sánh một vài chỉ số giữa các nước (http://hdr.undp.org/en/countries
 
IV.    Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị và tăng trưởng kinh tế
        Đa số các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu đều cho rằng sự sáng tạo và tinh thần doanh nhân là các cỗ máy để nền kinh tế phát triển dài hạn, hai điều này chỉ có thể đến từ một nền kinh tế thị trường
        Nói cách khác, sự hiệu quả của lao động và nguồn vốn thể hiện qua sự phát triển không ngừng của sản phẩm mới và tiến trình kinh doanh. Ví dụ như sự sáng tạo không ngừng của Microsoft và Apple, hai công ty này đều được điều hành bởi các doanh nhân. Những con người này đã không chỉ thay đổi cách thức kinh doanh mà còn thay đổi cách thức sống của con người. Nếu không có nền kinh tế thị trường, chúng ta không thể có Bill Gates và Steve Jobs, không nhờ nền kinh tế thị trường, những công ty này và sức sáng tạo của chúng sẽ không bao giờ được tạo ra.
      V. Mối quan hệ giữa vị trí địa lý, giáo dục và tăng trưởng kinh tế
       Adam Smith là người đầu tiên cho rằng vị trí địa lý của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Jeffery Sachs, nhà kinh tế học ĐH Harvard đã mở rộng ý tưởng của Smith, ông cho rắng các quốc gia có vị thế địa lý thuận lợi sẽ dễ dàng xây dựng và phát triển  nền kinh tế thị trường. Những quốc gia có nhiều đất liền sẽ khó khăn hơn trong giao thương và phát triển thương mại với những quốc gia có nhiều diện tích bờ biển. Những quốc gia có khi hậu bất ổn, đất đai ít màu mỡ sẽ khó khăn hơn trong quá trình phát triển kinh tế.Tương tự, chúng ta xem xét đến hệ thống giáo dục. Giáo dục càng phát triển thì kinh tế càng phát triển.
       V.    Xu hướng thay đổi của kinh tế chính trị toàn thế giới 
        Nền dân chủ sẽ càng phát triển mạnh mẽ thay thế dần nền chính trị chuyên chế.   Kinh tế thị trường theo đó sẽ phát triển mạnh mẽ thay thế nền kinh tế tập trung và kinh tế hỗn hợp.   Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ,kinh tế tự do không nhất thiết phải tồn tại một nền chính trị tự do.   Hồng Kong, Singapore là ví dụ điển hình
       Bản chất của nền kinh tế thị trường
       
1.      Bãi bỏ các luật lệ: bãi bỏ các luật lệ gây cản trở thị trường tự do, tư nhân hóa hoạt động kinh doanh,
2.      Tư nhân hóa: tư nhân hóa các hoạt động kinh doanh của chính phủ, nhà nước. Lý do: các doanh nghiệp tư có động cơ để hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận.
3.      Hệ thống pháp luật: xây dựng bộ luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, luật hợp đồng mạnh mẽ, công cụ thi hành luật mạnh mẽ và nghiêm khắc.

    
          VII. Hàm ý đối với quản trị viên quốc tế?
Trung quốc và Ấn là hai thị trường đầy hấp dẫn đối với các công ty quốc tế với dân số 1,2 tỷ và 1,1 tỷ dân. Tuy nhiên, dân số lớn không có nghĩa là lợi nhuận mang lại lớn. Các nhà quản trị cần quan tâm đến sức mua của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu.
Trong dài hạn, nhà quản trị cần chú ý đến lợi thế của người khai phá thị trường. Lợi ích tiềm năng ở các thị trường mới nổi rất đáng kể nhưng cũng cần chú ý đến các rủi ro tiềm ẩn.
Môi trường chính trị, kinh tế, luật pháp luôn luôn là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí hoạt động của các DN
            Cân nhắc, đánh giá các rủi ro
Quản trị viên phải đánh giá, cân nhắc:
1.      Rủi ro về chính trị - những thay đổi, áp lực của chính trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh của một quốc gia, từ đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và các mục tiêu khác của doanh nghiệp. DN có nên đầu tư vào những quốc gia đang có những bất ổn xã hội và chính trị hay không?
2.      Rủi ro về kinh tế - sự quản lý yếu kém nền kinh tế là 1 thảm kịch thực sự cho môi trường kinh doanh của 1 quốc gia nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng của 1 DN. 
  Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, sự tăng trưởng và lạm phát ở VN
3.      Rủi ro về luật pháp - đề cập đến những rủi ro có thể gặp phải khi đối tác phá vỡ hợp đồng hoặc tình trạng vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại mà không được pháp luật bảo vệ. Liệu thị trường mục tiêu có còn hấp dẫn hay không nếu luật pháp quá lỏng lẻo và lạc hậu


     
        VIII. Làm sao nhà quản trị có thể xác định được sự hấp dẫn của 1 thị trường quốc tế?   
       

         Sự hấp dẫn được thể hiện qua 3 từ: lợi ích – chi phí – rủi ro. Thị trường càng hấp dẫn khi lợi ích   trong hoạt động kinh doanh lớn hơn nhiều so với chi phí và rủi ro. Nhìn chung, lợi ích này sẽ lớn, chi phí và rủi ro sẽ nhỏ khi xâm nhập 1 quốc gia có nền chính trị phát triển ổn định, có hệ thống kinh tế thị trường với lạm phát và nợ của khu vực tư nhân thấp
       
       

        Biên soạn từ:
        Hill C W L (2011), International Business – Competing in the Global marketplace 8Ed, New York: Irwin Mc Graw Hill


     



 






 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét