Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Sử dụng sách photocopy và luật Sở hữu trí tuệ

Mời các bạn theo dõi bài phỏng vấn sau đây để hiểu biết thêm một chút về luật Việt nam:
Nguồn bài viết: http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/quyen-tac-gia-bi-xam-pham-trong-linh-vuc-photocopy/1643.html

Quyền tác giả bị xâm phạm trong lĩnh vực photocopy
Quyền tác giả bị xâm phạm trong lĩnh vực photocopy"Quyền tác giả đang bị xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực photocopy” đã phản ánh tình trạng quyền bản quyền, quyền tác giả ở Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng, cụ thể là hành vi xâm phạm bản quyền, quyền tác giả trong lĩnh vực photocopy.
Một loạt sách sao chép lậu bị cơ quan chức năng thu giữ
Như bài viết “Quyền tác giả đang bị xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực photocopy” đã phản ánh tình trạng quyền bản quyền, quyền tác giả ở Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng, cụ thể là hành vi xâm phạm bản quyền, quyền tác giả trong lĩnh vực photocopy.

Để có cái nhìn chính xác, chuyên sâu hơn về vấn đề này, phóng viên Tạp chí Tri Thức Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ luật Nguyễn Thanh Hà -  Chủ tịch, luật sư điều hành công ty luật S&B Law tại văn phòng Hà Nội
Luật sư bảo hộ thương hiệu
Luật sư bảo hộ thương hiệu - Nguyến Thanh Hà

 

Sau đây là nội dung của cuộc trao đổi.

PV: Là một Luật sư ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay ?
Luật Sư Hà: Luật Sở hữu trí tuệ ở nước ta đã có từ lâu. Tuy nhiên, trên thực tế việc đưa luật vào cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể kể đến thủ tục phức tạp, chủ thể quyền không hiểu hết Luật...ngoài ra còn có thể kể đến điều kiện kinh tế, văn hóa ở nước ta còn hạn chế, nên việc các cá nhân, tổ chức cố tình hoặc vô ý vi phạm luật còn phổ biến.

PV: Thưa ông ! Ở nước ta,  việc cả người kinh doanh dịch vụ photocopy lẫn học sinh, sinh viên thực hiện việc sao chép các tài liệu, tác phẩm bản quyền...một cách tràn lan vi phạm Luật sở hữu trí tuệ, mà có thể thấy rõ nhất ở đây là hành vi xâm phạm bản quyền, quyền tác giả. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên  ?
Luật sư Hà: Theo tôi, đầu tiên phải nhắc đến đấy là ý thức của người kinh doanh loại hình dịch vụ này . Phần lớn họ nghĩ rằng mình kinh doanh nhỏ lẻ vì mục đích thương mại, đôi khi nhận thức ra hành vi photocopy tràn lan của mình là vi phạm nhưng họ vẫn làm vì lợi nhuận. Thứ hai, do điều kiện kinh tế eo hẹp, khó khăn, nhất là đối với học sinh, sinh viên, thay vì việc mua một cuốn sách bản quyền giá thành cao thì họ lựa chọn việc photocopy. Ở Việt Nam thực trạng này diễn ra phổ biến, đa phần họ không ý thức được mình đang vi phạm mà cho rằng đấy là quyền đương nhiên của mình. Thứ ba là công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng chưa thực sự sát sao, nên việc photocopy cũng như quản lí các cá nhân, tập thể kinh doanh loại hình dịch vụ này còn bị thả trôi nổi, quản lí lỏng lẻo.

Pv: Theo tìm hiểu của Phóng viên, điều 25 khoản 1, điểm  a,đ trong Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả còn gây nhiều tranh cãi. Trong đó, nhiều người cho rằng việc học sinh sinh viên photocopy sách giáo khoa, tài liệu để nghiên cứu là vi phạm luật Sở hữu trí tuệ, nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng không. Vậy quan điểm cá nhân của ông về đi việc này như thế nào ?
Luật sư Hà: Theo cá nhân tôi thấy, nội dung khoản 1 điểm a, đ của điều 25 trong luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rõ ràng, không có gì phải tranh cãi. Theo tôi nghĩ, vấn đề cần phải tranh cãi đó là việc hai điểm a, đ này còn mâu thuẫn với nội dung của khoản 2 điều 25. Nếu xét theo luật thì việc học sinh, sinh viên tự sao chép một bản phục vụ cho việc học tập nghiên cứu là đúng luật. Tuy nhiên, khoản 2 điều 25 quy định : “Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm...” . Việt Nam có hàng triệu học sinh, sinh viên, hãy thử hình dung, chỉ cần năm nghìn sinh viên sao chép 1 cuốn giáo trình mỗi người 1 bản (vẫn đúng theo luật) thì việc phân phối, khai thác bình thường của tác phẩm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Tôi nghĩ luật quy định như vậy vẫn còn gây thiệt thòi cho quyền lợi của tác giả.

Pv: Thưa ông ! Trong điểm a khoản 1 điều 25 có ghi “Tự sao chép”. Vậy “Tự sao chép ở đây chúng ta nên hiểu như thế nào ?
Luật sư Hà: Theo quan điểm của cá nhân tôi, “Tự sao chép” có nghĩa là người sử dụng trực tiếp đọc để ghi âm, trực tiếp viết lên giấy, hoặc trực tiếp bấm máy photocopy để sao chép...

Pv: Vậy có nghĩa là nếu học sinh, sinh viên ra cửa hàng photocopy và nhờ người kinh doanh dịch vụ này sao chép 1 bản tác phẩm bản quyền thì không vi phạm, mà người vi phạm là người “bấm máy” ?
Luật sư Hà: Nếu theo quan điểm của tôi thì đúng là vậy. Vì ở đây người kinh doanh dịch vụ photocopy mới là người “tự sao chép” hơn nữa, họ đã thực hiện việc sao chép tác phẩm bản quyền sử dụng vào mục đích thương mại lấy lợi nhuận ( giá tiền bản photocopy sẽ được tính bằng tổng chi phí giấy+ mực+hao mòn máy+tiền công).

Pv: Trên thực tế, tuy việc sao chép tràn lan các tác phẩm bản quyền của các cửa hàng kinh doanh dịch vụ photocopy diễn ra từ lâu, công khai và liên tục, nhưng chúng ta lại hiếm thấy những cá nhân, tổ chức vi phạm bị xử lí. Theo ông nguyên nhân là do đâu ?
Luật sư Hà: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người vi phạm nhiều, nhưng số trường hợp bị xử lí ít. Trong đó có thể nói đến những nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, dịch vụ photocopy như chúng ta thấy, phát triển rất nhanh và tràn lan, quy mô nhỏ lẻ, hầu hết các giao dịch đều nhỏ nên không có chứng từ, biên lai nên việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất khó khăn. Thứ hai là việc rất ít các chủ thể quyền lên tiếng đấu tranh, tố cáo khi bị các cửa hàng photocopy xâm phạm quyền tác giả, quyền bản quyền. Thứ ba có thể thấy do cơ quan chức năng chưa quyết liệt trong việc thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lí các trường hợp vi phạm.

Pv: Vậy theo ông có giải pháp nào để hạn chế tình trạng trên ?
Luật sư Hà: Chúng ta có thể tuyên truyền để những người kinh doanh dịch vụ photocopy và cả những người có nhu cầu sao chép tác phẩm bản quyền nắm được nội dung của luật. Thứ nữa, tôi nghĩ các chủ thể quyền là nhà xuất bản, tác giả, người sở hữu tác phẩm cần kịp thời lên tiếng phản ánh, tố cáo để cơ quan chức năng xử lí những trường hợp vi phạm. Ngoài ra, vai trò của cơ quan chức năng trong việc tăng cường thanh tra, kiểm tra loại hình kinh doanh dịch vụ này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các trường hợp vi phạm.

Vâng xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi. Chúc ông một ngày làm việc hiệu quả !

Box thông tin:
Luật sư Nguyễn Thanh Hà là chuyên gia tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản, năng lượng và lĩnh vực truyền thông, quảng cáo và Internet. Ông còn là giảng viên thỉnh giảng về môn Pháp Luật Kinh Doanh tại Học Viện Tư Pháp thuộc Bộ Tư Pháp. Là Thạc sĩ Luật Kinh Doanh quốc tế, Đại học FranÇois - Rabelais de Tours, Cộng hoà Pháp (2002-2005).Cử nhân Luật Kinh tế - Quốc tế, Đại học Luật Hà Nội (1998-2002).Chứng chỉ đào tạo Luật, Hiệp hội các Trường Đại học khối Pháp ngữ - Francophonie (1998-2002).Chứng chỉ đào tạo Luật Thương mại, Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998-2002).Chứng chỉ Khoá Đào tạo Nghề Luật sư, Học viện Tư pháp (2005-2006).Chứng chỉ đào tạo về Pháp luật và Nghiệp vụ Sở hữu trí tuệ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2007).
» Đăng ký bản quyền tác giả
» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
Mọi chi tiết liên hệ: Đại diện Sở hữu trí tuệ
Điện thoại: 0983367068 - Gửi nhu cầu email: dangkybaoho@gmail.com
Đăng ký thương hiệu, Nhãn hiệu, Mã số mã vạch, Bản quyền, Kiểu dáng, Sáng chế
Mua bán nhượng quyền thương hiệu, Bảo hộ quyền...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét